Tiền công đức là gì? Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?

(có 4 đánh giá)

Xin hỏi, tiền công đức là gì? Tiền công đức được thể hiện dưới những hình thức nào? Tiền công đức được quản lý như thế nào? Nghe nói đã có Thông tư mới quy định chi tiết về những vấn đề này. (Quang - Đồng Nai)

Tiền công đức là gì? Tiền công đức được thể hiện dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BTC giải thích như sau:

“Tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:

a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;

b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Theo đó, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:

- Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;

- Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội thực hiện như thế nào (Hình từ internet)

Tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được quản lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo như sau:

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo

1. Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.”

Đồng thời, Điều 11 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng như sau:

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng

Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.”

Theo các quy định trên, người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân như sau:

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân

Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.”

Theo đó, chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, việc quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 04/2023/TT-BTC.

Và quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 04/2023/TT-BTC.

Lưu ý: Thông tư 04/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 19/03/2023.

(có 4 đánh giá)
Theo Mai Hoàng Trúc Linh
3.066