Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại mới nhất năm 2023?

(có 1 đánh giá)

Theo quy định thì người nào được tham gia tập sự hành nghề Thừa phát lại? Thủ tục đăng ký tập sự được quy định thế nào và việc kiểm tra tập sự hành nghề được tiến hành ra sao? câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Điều kiện tập sự hành nghề Thừa phát lại là gì?

Người tập sự hành nghề Thừa phát lại phải có một trong các loại giấy tờ được nêu tại Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể gồm:

- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại;

- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại;

- Quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài.

09 nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại?

09 nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:

Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại

Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm:

1. Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;

2. Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;

3. Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;

4. Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;

5. Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;

6. Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;

7. Kỹ năng tổ chức thi hành án;

8. Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;

9. Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.

Như vậy nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm 09 nội dung sau:

- Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;

- Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;

- Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;

- Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;

- Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;

- Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;

- Kỹ năng tổ chức thi hành án;

- Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;

- Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.

Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại mới nhất năm 2023?

Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)

Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại mới nhất năm 2023?

Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tập sự và nộp hồ sơ

Cụ thể, người tập sự nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài để đối chiếu.

Bước 02: Trả kết quả

Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc đăng ký tập sự.

Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được thực hiện ra sao?

Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Người đã hoàn thành việc tập sự nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

+ Hồ sơ bao gồm:

++ Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

++ Báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại có nhận xét của Thừa phát lại hướng dẫn và xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự.

- Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đăng ký về việc ghi tên người đó vào danh sách đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.591 
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng Thừa Phát Lại hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng Thừa Phát Lại
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng Thừa Phát Lại hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng Thừa Phát Lại