Thu nhặt kinh nghiệm phỏng vấn từ các cuộc thi truyền hình
Có thể khi đọc tiêu đề bạn sẽ thấy không có sự liên kết nào ở đây. Tuy nhiên trên các chương trình truyền hình thí sinh chỉ có 3-5p tỏa sáng, chứng minh khả năng của mình thì tương tự khi đi tìm việc làm cũng vậy. Các ứng viên chỉ có vài phút ngắn ngủi để làm bản thân nổi bần bật trước các ứng cử viên tiềm năng khác. Vậy bạn rút ra bài học gì từ việc xem chương trình truyền hình áp dụng vào các kỳ phỏng vấn.
Phần giới thiệu nhạt nhòa – nhà tuyển dụng bật chế độ “mù lòa”
Còn nhớ chương trình thách thức danh hài mùa 2 năm 2015 thí sinh Nguyễn Thị Dần đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo khi giới thiệu bản thân, kể về gia đình mình là “hộ nghèo bền vững” đến nỗi MC Trấn Thành đã thốt lên rằng: “Tui mê bà này quá đi.” Kèm theo đó là chuỗi thắng liên hoàn các vòng mang về số tiền 100 triệu đồng. Hay mới đây nhất là chương trình Rap Việt, thí sinh Duy Andy đã được HLV Wowy và Suboi đạp chân ga nhấn chọn khi anh vẫn đang trong phần chia sẻ mà chưa bắt đầu bài thi của mình. Có lẽ các HLV đã quá ấn tượng với phần giới thiệu ngắn gọn súc tích chứa đựng đầy đủ đam mê nhiệt huyết và khả năng của anh chàng.
Bài học rút ra: Ấn tượng ban đầu chính là ấn tượng dài lâu. Chuẩn bị một diện mạo chỉnh chu nhất để gặp mặt nhà tuyển dụng. Tạo dựng câu chuyện riêng bản thân mang đậm cá tính nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với công việc để nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn bởi vì bạn chỉ có 1-2 phút để người đối diện biết được con người mình. Vì thế hãy chọn lọc những thông tin “đắt giá” nhất có thể, câu chuyện đời thường nhưng đủ sức thuyết phục sẽ khiến bạn đánh bại bất cứ đối thủ nặng ký nào.
Chọn lựa “tiết mục” để thể hiện khả năng
Các thí sinh trong các cuộc thi có khoảng 4-5 phút để thể hiện khả năng của mình. Thậm chí trong chương trình Thách thức danh hài tthis sinh chỉ có 60s để khiến giám khảo bật cười. Nên việc chọn nội dung, tiết mục là phần mục quan trọng để hình thành nên một bài thi thành công.
Có những thí sinh chỉ hát vài câu, diễn vài đoạn thoại đã được các giám khảo nhấn nút chọn liên tục và thích thú với phần biểu diễn. Tuy nhiên bên cạnh đó có các thí sinh rõ ràng giọng ca đủ nội lực nhưng việc lựa chọn sản phẩm thể hiện lại có phần chông chênh và gây nên tiếc nuối không đáng có. Kỹ thuật, nội dung, điểm nhấn, khả năng người thể hiện là 4 yếu tố để ban giám khảo đánh giá lựa chọn thí sinh tiềm năng.
Bài học rút ra: Việc các thí sinh thể hiện mình trên sân khấu cũng như chuyện các ứng cử viên chứng minh năng lực, kinh nghiệm bản thân trước nhà tuyển dụng vậy. Đừng “show” tất cả những thứ mình có cho nhà tuyển dụng thấy mà hãy tinh ý nhận ra thứ mà nhà tuyển dụng cần để từ đó đáp ứng các yêu cầu mà họ đưa ra một cách khéo léo thuyết phục nhât.
Mấy phút ngắn ngủi trong không gian phỏng vấn chật hẹp bạn phải linh hoạt vận dụng kỹ năng, kiến thức, khả năng ăn nói, thuyết phục các thế mạnh vốn có để gây ấn tượng mạnh mẽ nắm chắc suất “vào vòng trong” là điều tương đối khó. Tuy nhiên hãy giữ tâm lý bình tĩnh, thả lỏng cơ thể để hoàn thành các thử thách mà nhà tuyển dụng đặt ra.
Đường dài mới biết ngựa hay, phim hay chờ đến đoạn kết, 30 chưa phải là tết
Xin trích một câu nói “viral” của thánh ca dao Á Hậu Hoàng Thùy để gửi đến các ứng viên rằng chương trình truyền hình nào cũng tìm ra người thắng cuộc xứng đáng nhất và nhà tuyển dụng cũng vậy mục đích của họ là tìm ra ứng cử viên sáng giá cho vị trí đang trống trong công ty.
Trong công việc cũng việc, vượt qua vòng phỏng vấn được trúng tuyển vào công ty chỉ là bước khởi đầu cho cuộc hành trình dài của bản thân. Bạn cần phải tiếp tục học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn đạt được những thành tựu nhất định trong công ty để không bị đào thải về sau.
Cuối cùng tài năng thì luôn đi kèm với thái độ, một người nghệ sĩ bước ra từ các chương trình truyền hình thực tế được các khán giả mến mộ không chỉ tài năng mà phải thể hiện bản thân mình có lễ độ, đức hạnh. Trong môi trường văn phòng cũng vậy, thái độ quyết định hiệu quả công việc nên hãy trở thành một nhân viên ưu tú được đồng nghiệp yêu mến và kính trọng.
-
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc và hướng dẫn trả lời
Cập nhật 2 tháng trước -
4 mẹo phỏng vấn xin việc cho người hướng nội
Cập nhật 1 năm trước -
Thư giới thiệu là gì? Mẫu thư giới thiệu nổi bật 2022
Cập nhật 2 năm trước -
05 sai lầm khi phỏng vấn khiến ứng viên bị từ chối cơ hội nghề nghiệp
Cập nhật 4 năm trước -
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Những điều nên và không nên
Cập nhật 2 tháng trước -
Câu hỏi phỏng vấn quan trọng giúp nhà tuyển dụng phân loại được ứng viên tiềm năng
Cập nhật 4 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước