Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Những điều nên và không nên

Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cùng lúc phỏng vấn nhiều ứng viên và phần quan trọng nhất để họ có thể “nhận diện thương hiệu” bạn chính là thông qua cách giới thiệu bản thân. Vậy nên làm gì và không nên làm gì để ít phút tự giới thiệu ngắn ngủi có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng tức thì?

Những điều nên làm

Giới thiệu ngắn gọn

Tùy thuộc vào từng vị trí công việc và thời lượng của buổi phỏng vấn mà phần phỏng vấn bản thân sẽ kéo dài khác nhau tuy nhiên hầu hết các ứng viên đều có từ 2 – 3 phút để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng biết mình là ai.

Phần giới thiệu bản thân thường sẽ là phần mở đầu cho hàng loạt câu hỏi phỏng vấn kế tiếp nên hãy đầu tư phần này để “đầu xuôi đuôi lọt.” Dĩ nhiên đầu tư không phải là bạn soạn một bài diễn văn dài kể tất tần tật về mình mà đầu tư đưa những điều cơ bản cần thiết, ngắn gọn nhưng súc tích, đủ nhưng không dài.

Những ý chính cần thiết trong một phần giới thiệu gồm:

Họ tên, tuổi tác

Tốt nghiệp trường…(dành cho những bạn SV mới ra trường)

Kinh nghiệm làm việc

Hoạt động, giải thưởng nổi bật, chứng chỉ,…

Điểm mạnh của bản thân (điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển)

Giải thích ngắn gọn nguyên do bạn chọn công ty và vị trí việc làm này

Trung thực

Đừng bao giờ cố đánh lừa nhà tuyển dụng hay cố tình nói dối một nội dung nào đó có lợi cho mình. Vì suy cho cùng nhà tuyển dụng là những người có thâm niên và với vài câu hỏi họ sẽ phát hiện được ngay bạn đang nói dối hay nói thật.

Trung thực luôn là một đức tính tốt áp dụng trong mọi trường hợp. Nếu thật sự có khuyết điểm nếu ứng tuyển vào vị trí bản thân mong muốn thì hãy cứ bày tỏ và đưa cho nhà tuyển dụng một phương án khắc phục phù hợp còn hơn là “lấp liếm” để bản thân có nguy cơ bị loại ngay lập tức.

Hai yếu tố để các nhà tuyển dụng làm căn cứ đánh giá một ứng viên đó là kinh nghiệm và thái độ. Nếu kinh nghiệm làm việc chưa đủ để đánh bật các ứng cử viên khác thì hãy cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ thiện chí, trung thực của bạn vì kinh nghiệm có thể đào tạo được còn thái độ thì không.

Khiêm tốn

Việc khoe thành tích của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là một chiến lược thông minh vì các nhà tuyển dụng có thể dựa vào thành tích đánh giá năng lực. Tuy nhiên khoe thì phải biết cách khoe sao cho khéo. Việc lồng ghép thành tích vào những yêu cầu công việc để đảm bảo yếu tốt bạn có thể hoàn thành tốt công việc nếu được trúng tuyển vào vị trí này là một điều tốt.

Không một ai hay bất kì nhà tuyển dụng nào muốn nói chuyện hay trao đổi với một người thích khoe mẽ bản thân mà không nhận ra những nhược điểm của mình. Khi nói về bản thân hãy nói với giọng điệu bình tĩnh cẩn trọng hãy chỉ tập trung nói về bản thân mình cũng như không hạ thấp người khác xuống ngay cả khi nhà tuyển dụng hỏi bạn: “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn chứ không phải là một người khác.”

Những điều không nên làm

Thái độ trả lời phỏng vấn ấp úng, không biết nói gì

Những ứng viên lần đầu tham gia phỏng vấn thường có thái độ sợ sệt, dè chừng và ấp úng khi trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng trở nên khó chịu hoặc mất kiên nhẫn vì sự ấp úng không rành mạch của bạn. Để khắc phục tình trạng chỉ có một cách duy nhất là tập luyện nói trước gương để bản thân bình tĩnh hơn khi tham gia các cuộc phỏng vấn tìm việc quan trọng.

Qúa công thứ, máy móc

Hãy gặp gỡ, trao đổi với nhà tuyển dụng một cách thoải mái nhất đừng rập khuôn bản thân và các câu trả lời của mình. Điều đó sẽ khiến bạn trở thành một con người thụ động, không có tính sáng tạo và dễ gây nhàm chán với người nghe. Hãy thoát khỏi công thức, những sự chỉ dẫn trên mạng đem dấu ấn của bản thân trình bày trước nhà tuyển dụng. Những câu trả lời lưu loát, bình tĩnh, thông minh sẽ giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Qúa khoa trương

Tự tin là điều cần thể hiện trong buổi phỏng vấn nhưng không đồng nghĩa với tự tin quá đà và trở thành khoa trương, nói quá về bản thân. Bạn cần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng để ấn tượng về sự khoa trương thì không nên chút nào. Hãy tiết chế bản thân mình để nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan về bạn nhất có thể.

Chuyện phỏng vấn, chuyện tìm việc luôn là vấn đề được đa số các bạn trẻ quan tâm. Mỗi lần phỏng vấn chúng ta sẽ có nhiều trải nghiệm bài học khác nhau vì vậy đừng ngại ngùng hay sợ sệt khi đối diện với nhà tuyển dụng. Hi vọng bài viết trên phần nào giúp bạn rèn luyện kỹ năng cần thiết để phỏng vấn tìm việc làm.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.651 
Việc làm mới nhất