Thu hồi nợ: Nghề không dễ làm
Nhiều người cho rằng công việc thu hồi nợ là hoạt động đòi nợ thuê, là hình thức tín dụng đen. Trên thực tế một chức danh nghề nghiệp chính đáng mang tên Nhân viên thu hồi nợ.
Có rất nhiều khách hàng, vì những phát sinh, biến cố bất ngờ trong cuộc sống mà gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản vay. Nhưng không phải ai cũng chủ động liên hệ với phía công ty cho vay để trao đổi về hoàn cảnh của mình, chủ động đề xuất gia hạn thời gian trả nợ hay cùng tìm ra giải pháp thanh toán khoản vay phù hợp nhất. Và đây là lúc mà Nhân viên thu hồi nợ thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hình từ Internet
Những người làm thu hồi nợ đều bị gắn mác là “dân anh chị”
Có một nhận định chung định kiến với nghề thu hồi nợ là chỉ những đối tượng đặc biệt mới làm được công việc này, chẳng hạn như người học võ, người cứng rắn, thậm chí là "ghê gớm" vào tù ra tội, người có hình xăm mới xử lý được các tình huống phát sinh và buộc con nợ thanh toán. Điều này làm nhiều người quan ngại khi nhắc đến nghề thu hồi nợ.
Tuy nhiên thực tế không phải vậy, những người đảm nhận nghề thu hồi nợ đều tuân thủ luật pháp nên không có việc dùng vũ lực ép buộc, đe dọa con nợ, cũng không cần người có các kỹ năng đó. Về cơ bản, những ai làm thu hồi nợ đều cần có hiểu biết cơ bản về luật và quy định, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ hợp pháp, liên hệ và tiếp cận với con nợ, thuyết phục và yêu cầu họ thanh toán các khoản nợ thương mại.
Không phải cứ làm thu hồi nợ là sẽ đòi được nợ
Việc thu hồi nợ có thành công hay không phần nhiều quyết định bởi việc nhân viên có tìm kiếm và có thông tin liên lạc chính xác của con nợ hay không. Nếu không thể liên lạc với họ thì gần như sẽ không có cách nào để thu hồi khoản thanh toán. Các lý do khiến người thu hồi nợ bị thiếu thông tin là vì: Con nợ thường xuyên di chuyển, trốn tránh, số điện thoại và email cũng như địa chỉ đều đã thay đổi, v.v. Tất cả đều là khó khăn mà bạn phải tự vượt qua vì nếu như việc đòi nợ đơn giản thì có lẽ các doanh nghiệp, tổ chức đã không tìm đến dịch vụ thu hồi nợ.
Ngoài việc khó có được thông tin của con nợ thì những người thu hồi nợ cũng khó mà liên hệ, tiếp cận với họ. Vấn đề này cũng tạo ra một rào cản nghiêm trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc.
Công việc áp lực và có phần nguy hiểm
Những người có các khoản nợ lớn đều đang ở tình trạng kinh tế, tài chính khó khăn, thậm chí là không có triển vọng trở mình. Tâm lý họ có thể chán chường, cực đoan và điều đó đôi khi gây ra mối nguy hiểm với những nhân viên thu hồi nợ tiếp xúc với họ. Để đề phòng các tình huống bất ngờ, nhân viên thu hồi nợ cần có kỹ năng phòng thân, luôn tập trung và tỉnh táo, giao tiếp rõ ràng, mạch lạc và đôi khi có thể thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với con nợ. Ngoài ra, công việc thu hồi nợ cũng chịu áp lực từ khách hàng về thời gian, tiến độ công việc nên không phải ai cũng có khả năng làm tốt trong vai trò này.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước