Thời gian nghỉ hè của giáo viên theo quy định mới từ 01/09/2020 là bao lâu?
Nghị định 84/2020 NĐ-CP Quy định một số chi tiết điều luật giáo dục do Chính phủ ban hàng có hiệu lực từ 01/09/2020 đã có sự đổi mới thay đổi thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp.
Tại điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo cụ thể như sau:
Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nếu phải làm việc hè, giáo viên được hưởng chế độ theo điều 106 Bộ luật Lao động 2012 quy định về làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Được sự đồng ý của người lao động;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy có nghĩa là nếu lãnh đạo trường yêu cầu làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của thầy cô giáo.
Việc nghỉ bù sẽ khó xảy ra vì kết thúc học kỳ hè sẽ vào học kỳ chính thức của giảng viên nên việc thực hiện nghỉ bù là không thể.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động 2020 khi làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương (trong đó có thời gian nghỉ hè), giáo viên sẽ được trả thêm một khoản tiền bằng 300% tiền lương của ngày nghỉ đó.
Nếu trường nào bắt giáo viên phải làm việc vào các ngày nghỉ hè mà không trả thêm tiền nào là trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là các quy định mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên theo Nghị định 84/2020NĐ-CP ban hành có hiệu lực từ 01/09/2020.
-
Người tham chiếu là gì? Cách viết người tham chiếu trong CV?
Cập nhật 3 tháng trước -
Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Cập nhật 3 năm trước -
Bỏ phụ cấp thâm niên, lương giáo viên không giảm mà còn có thể tăng
Cập nhật 3 năm trước -
Những lúc con nghỉ học dài ngày mới thấy thương thầy cô nhiều hơn
Cập nhật 4 năm trước -
Chương trình mới, học sinh không phải học trước, học thêm?
Cập nhật 4 năm trước -
Đã chốt hiệu trưởng trường phổ thông được chọn sách giáo khoa
Cập nhật 4 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước