Tải Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân?
Khi nào công ty cần làm giấy ủy quyền cho cá nhân? Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi ủy quyền được quy định ra sao? Câu hỏi của anh A (Gia Lai).
Khi nào công ty cần làm giấy ủy quyền cho cá nhân?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Theo đó, có nhiều trường hợp công ty cần làm giấy ủy quyền cho cá nhân, dưới đây là một số ví dụ:
(i) Khi người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt:
Ví dụ, giám đốc công ty (là người đại diện của công ty) đi công tác nước ngoài, nghỉ phép dài hạn hoặc ốm đau. Trong những trường hợp này, công ty có thể ủy quyền cho một cá nhân khác thay mặt mình thực hiện các công việc như ký hợp đồng, thu chi tiền bạc, tham dự họp hành,...
(ii) Khi công ty cần giao một số công việc cụ thể cho cá nhân bên ngoài:
Ví dụ, công ty có thể ủy quyền cho luật sư thay mặt mình tham gia vụ kiện, ủy quyền cho công ty kế toán thực hiện việc hạch toán thuế, hoặc ủy quyền cho nhà thầu thi công một công trình xây dựng.
(iii) Khi công ty muốn phân quyền quản lý:
Ví dụ, công ty có thể ủy quyền cho trưởng phòng ban thay mặt mình ký các hợp đồng có giá trị nhỏ, hoặc ủy quyền cho tổ trưởng nhóm thực hiện việc quản lý các thành viên trong nhóm.
Ngoài ra, công ty cũng có thể ủy quyền cho cá nhân trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu cụ thể của công ty.
Tải Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân? (Hình từ Internet)
Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu theo quy định hiện hành?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 cũng như các văn bản liên quan không quy định cụ thể về thời hạn của giấy ủy quyền, mà chỉ quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Cụ thể, theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; Trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
- Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
- Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Tương tự như thời hạn của ủy quyền, pháp luật về dân sự cũng như các luật liên quan không hướng dẫn cụ thể mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân, điều này đồng nghĩa với việc các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản có trong giấy ủy quyền. Tuy nhiên, nội dung của thỏa thuận giữa 02 bên không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời giấy ủy quyền công ty cho cá nhân cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin sau đây:
- Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của công ty ủy quyền và cá nhân được ủy quyền.
- Nội dung ủy quyền.
- Thời hạn ủy quyền.
- Họ tên, chữ ký của các bên.
Dưới đây là 02 mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất (chỉ mang giá trị tham khảo):
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân (Mẫu số 1)
Tải mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân (Mẫu số 1)
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân (Mẫu số 2)
Tải mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân (Mẫu số 2)
Khi ủy quyền cá bên có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định?
Theo các điều từ 565-568 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện ủy quyền quy định như sau:
(1) Bên nhận ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
(2) Bên ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
+ Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác..
+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước