Sinh viên Luật học sách lậu có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không?
Câu chuyện sách gốc, giáo trình gốc đã không còn quá xa lạ đặc biệt là một sinh viên Luật như em. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà em vẫn phải dùng sách lậu. Như vậy việc dùng sách lậu có vi phạm pháp luật không và được quy định như thế nào trong Luật sở hữu trí tuệ? (My, TPHCM)
Chào bạn, Nhân Lực Ngành Luật giải đáp thắc mắc của bạn về việc dùng sách lậu có vi phạm pháp luật không và được quy định như thế nào trong Luật sở hữu trí tuệ, như sau:
Sử dụng giáo trình luật photo là trái luật
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì sách giáo khoa, giáo trình là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản.
Với việc sao chép, sử dụng tài liệu sao chép tác phẩm ta phải xét tới quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Luật SHTT. Việc sao chép một tác phẩm (ở đây là giáo trình) có thể được chia làm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì việc bạn tự sao chép một tác phẩm, cụ thể ở đây là nếu bạn tự photo, sao chụp một cuốn giáo trình để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân thì được xem là đúng quy định. Hai điều đặc biệt lưu ý với trường hợp này là: Chỉ được sao chép 01 tác phẩm. Mục đích sử dụng là để nghiên cứu khoa học. Xin lưu ý, việc sử dụng vào học tập không được xem là nghiên cứu khoa học.
Trường hợp 2: Trường hợp này phổ biến mà nhiều sinh viên luật mắc phải, đó là sử dụng sách photo được bán ở các cửa tiệm photo ở gần các cổng trường Đại học. Hành vi này đã vi phạm quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Thực tế hiện nay chuyện sinh viên Luật sử dụng sách photo, sách lậu không phải là chuyện hiếm gặp, tuy nhiên vì thực tế sách gốc có giá trị khá lớn đối với mức chi tiêu của một sinh viên nên có nhiều đơn vị đào tạo không kiểm soát chặt chẽ vấn đề này với sinh viên. Riêng ở ĐH Luật TP.HCM kiểm soát vấn đề này khá chặt chẽ, năm 2017 đã có trường hợp một bạn sinh viên mang giáo trình photo vào trường và bị nhà trường kỷ luật vì vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật.
Quyết định kỷ luật sinh viên Luật sử dụng sách photo (Hình từ internet)
Pháp luật không phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Như đã đề cập ở phần trên, giáo trình là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, việc sao chép sử dụng giáo trình luật trái phép là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên có một thứ gắn bó với sinh viên Luật khác là các văn bản Luật. Nhiều sinh viên Luật, hiểu nhầm rằng văn bản pháp luật cũng phải sử dụng “bản gốc”. Nhưng thực tế không phải vậy. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì văn bản quy phạm pháp luật không phải là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Điều này được hiểu rằng các sinh viên Luật có thể lên mạng, các trang web như THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, LAWNET tải các văn bản quy phạm pháp luật về in ra và sử dụng thoải mái mà không vi phạm pháp luật.
Sử dụng tài liệu như thế nào cho đúng luật?
Từ những phân tích trên, sinh viên Luật cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng tài liệu học tập:
- Giáo trình nên (phải) mua sách gốc được cung cấp với những nhà xuất bản được pháp luật thừa nhận. Nếu sách quá đắt đỏ thì các bạn có thể sử dụng chung để học tập hoặc lên các thư viện trường để mượn tham khảo trong quá trình học.
- Văn bản quy phạm pháp luật thì có thể sử dụng nghiêu cứu, in ấn mà không vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Khi có đề tài, tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học, sinh viên được phép sao chép 1 bản để sử dụng và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học đó.
Giáo trình Luật (Hình từ internet)
Tags:
Sinh viên Luật Luật sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ giáo trình sách lậu vi phạm Trương Nguyễn Thạch-
Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị
Cập nhật 9 tháng trước -
06 kinh nghiệm tìm việc ngành luật cho sinh viên luật mới tốt nghiệp
Cập nhật 10 tháng trước -
04 điều cần biết về kỹ năng làm việc độc lập của sinh viên Luật
Cập nhật 10 tháng trước -
Sinh viên luật có thể thực tập ở đâu? Sinh viên luật đi thực tập có được trả lương không?
Cập nhật 10 tháng trước -
Cử nhân luật là ai? Khi nào trở thành cử nhân luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Học ngành luật có cần giỏi văn không?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước