Sinh viên đi thuê trọ: Cần lưu ý những điều này!
Tôi tìm trọ cho em tôi là sinh viên năm nhất. Xin hỏi là cần lưu ý gì khi sinh viên đi thuê trọ - Anh Nguyên (Phú Yên)
- 1. Cách phòng tránh lừa đảo, rủi ro khi thuê phòng trọ
- Cách 1: Tham khảo từ nguồn tìm trọ uy tín
- Cách 2: Tham khảo nhà trực tiếp
- Cách 3: Đi thuê trọ cùng bạn bè và người thân
- 2. Hình thức hợp đồng thuê trọ phải lập thành văn bản
- 3. Hợp đồng thuê trọ không bắt buộc công chứng, chứng thực
- 4. Trách nhiệm đăng ký tạm trú khi thuê trọ
- 5. Quy định về việc đặt cọc khi thuê trọ
1. Cách phòng tránh lừa đảo, rủi ro khi thuê phòng trọ
Cách 1: Tham khảo từ nguồn tìm trọ uy tín
Hiện nay, tại các trang web, trang hội nhóm không khó để bắt gặp các thông tin liên quan đến việc đăng tin ảo về phòng trọ. Do đó, khi sinh viên thuê trọ cần tìm hiểu trước các thông tin từ các nguồn uy tín và tìm hiểu các bài phốt liên quan đến việc lừa đảo thuê trọ.
Ví dụ:
- Bạn có thể gõ tên địa chỉ mình đang quan tâm lên Google, nếu đây là địa chỉ lừa đảo "có tiếng" thì khả năng cao là bạn sẽ tìm được bài viết "bóc phốt" trên mạng.
Đây là một cách đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng nhận diện địa chỉ lừa đảo cho thuê phòng trọ mà không cần phải xuống tận nơi dò hỏi.
Cách 2: Tham khảo nhà trực tiếp
Có nhiều bài viết với hình ảnh và giá tiền vô cùng hợp lý. Tuy nhiên để có thể có được một căn phòng phù hợp thì một trong những cách nhằm tránh việc bị lừa bạn có thể đến trực tiếp tại nơi thuê trọ, hỏi thăm hàng xóm gần đó về tình hình xóm trọ. Chuyện hỏi thăm trước khi thuê nhà, thuê trọ là chuyện mà nhiều người vẫn làm để có cái nhìn khách quan nhất nơi mình có dự định chuyển vào.
Cách 3: Đi thuê trọ cùng bạn bè và người thân
Khi đi thuê trọ bạn có thể không nhìn hết được tổng thể những vấn đề của phòng trọ. Ngoài ra, việc bị thuyết phục từ chủ trọ cũng làm việc cân nhắc trở nên khó khăn, do đó, bạn cần đi cùng bạn bè hoặc người thân để giúp lựa chọn và đánh giá thêm nhiều vấn đề mà bản thân không tự nhìn thấy trong thời gian ngắn.
Sinh viên đi thuê trọ: 5 điều cần lưu ý (Hình từ Internet)
2. Hình thức hợp đồng thuê trọ phải lập thành văn bản
Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định về hợp đồng về nhà ở như sau:
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây: - Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; - Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu; - Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó; - Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; - Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Cam kết của các bên; - Các thỏa thuận khác; - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; - Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; - Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. |
3. Hợp đồng thuê trọ không bắt buộc công chứng, chứng thực
Tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; - Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; - Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; - Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. |
Như vậy, hợp đồng cho thuê trọ không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực.
4. Trách nhiệm đăng ký tạm trú khi thuê trọ
Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú; - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần; - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. |
Như vậy, trách nhiệm đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người thuê trọ, tuy nhiên thông thường khi đăng ký thuê trọ người cho thuê sẽ hỗ trợ thực hiện việc đăng ký tạm trú.
5. Quy định về việc đặt cọc khi thuê trọ
Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm việc thực hiện việc thuê.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ: Trường hợp A thuê trọ của B và đặt cọc 1 triệu đồng thì:
- Trường hợp ký kết hợp đồng: 1 triệu đồng đặt cọc sẽ được trả lại hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trọ;
- Trường hợp người thuê từ chối việc ký hợp đồng thuê trọ thì sẽ mất 01 triệu đồng tiền cọc;
- Trường hợp người cho thuê từ chối việc ký hợp đồng thuê trọ thì phải trả 01 triệu đồng tiền cọc và trả 01 khoản tiền tương đương tiền cọc là 01 triệu đồng
Lưu ý: Trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận.
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước