Sinh viên cẩn thận sập bẫy "việc nhẹ lương cao" ngày tết
Lợi dụng nhu cầu kiếm thêm thu nhập những ngày cận tết của sinh viên mà nhiều “công việc ưu đãi” xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội nhưng thật chất đây là cái bẫy có thể khiến sinh viên tiền mất tật mang.
1. Tin đăng tuyển dụng hấp dẫn người lao động
Hiện nay mạng xã hội xuất hiện rất nhiều trang tuyển dụng thời vụ cho dịp tết 2022. Công việc thì rất nhiều và đa dạng như: nhân viên bán hàng, đóng gói bánh kẹo, trực tổng đài chốt đơn bán hàng, trả lời tin nhắn, nhân viên bảo vệ,.…
Việc nhẹ lương cao (Hình từ Internet)
Điều đáng nói là mức lương thời vụ khá cao: theo ngày từ 250.000 – 500.000 đồng/ngày với các lời mời cực hấp dẫn như:“Bạn mong muốn có một cái tết ấm no đong đầy”, “Inbox nhận việc ngay”, “Kiếm tiền việc nhẹ lương cao mùa tết”, “Làm thêm bán thời gian, lương 100.000 đồng/ca, hỗ trợ tiền điện thoại, tặng quà, tiền thưởng… tuyển cộng tác viên ngân hàng thu nhập 12 - 14 triệu đồng/tháng; tuyển nữ làm thêm giờ, 200.000 đồng/ngày, việc không vất vả nhiều thời gian rảnh”.
Những cá nhân đăng tin tuyển dụng lại thường không có địa chỉ, chỉ để lại số điện thoại hoặc nhắn tin. Yêu cầu tuyển dụng khá dễ dàng, không cần kinh nghiệm, không cần thử việc và đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ đang nôn nóng tìm việc.
2. Những khoản tiền cọc vô lý
Qủa thật vào những ngày cận tết nhu cầu tuyển dụng nhân viên thời vụ ở một số nơi tăng cao nhưng chắc chắn phải có thông tin cụ thể rõ ràng. Nếu bắt gặp một công việc hấp dẫn: không kinh nghiệm, không thử việc, lương cao nhưng bên tuyển dụng lại yêu cầu đóng trước một khoản tiền như: tiền đồng phục, tiền cọc giữ chỗ làm,... thì hãy tránh càng xa càng tốt vì đó là tín hiệu đỏ của kiểu lừa đảo việc làm ngày tết.
3. Không minh bạch nơi làm việc, vị trí công việc trong lúc phỏng vấn
Trước đây, một dấu hiệu nhận biết lừa đảo việc làm chính là nơi phỏng vấn làm việc không phải là một trụ sở công ty cụ thể mà là quán cafe nào đó. Thế nhưng bây giờ vì tình hình dịch bệnh căng thẳng nên hầu hết mọi người đều chuyển đổi sang hình thức phỏng vấn online, việc nhận dện lừa đảo sẽ có phần khó khăn hơn. Nên là các bạn sinh viên cần phải cẩn trọng trong quá trình xin thông tin như: địa chỉ làm việc, công việc làm, tên công ty, cửa hàng sẽ làm việc, thông tin người phụ trách,... nếu có sự mập mờ thì hãy bỏ qua công việc này ngay dù lương cao cỡ nào.
Đúng là những ngày cận tết ai cũng muốn có trong mình một khoảng tiền “rủng rỉnh” để sắm sửa cho bản thân gia đình nhưng mọi người hãy tỉnh táo để tránh bị lừa đảo.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 5 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 5 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 3 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 1 năm trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước