Phương pháp nghỉ việc vẫn để lại ấn tượng tốt ở công ty cũ
Nhiều người sau khi nghỉ việc vẫn để lại ấn tượng tốt đối với công ty cũ, nhưng cũng nhiều người bị cho là bội bạc và chẳng bao giờ được nhắc đến. Tất cả khác biệt đến từ “phương pháp” xin nghỉ việc của từng người. Vậy làm sao xin nghỉ việc nhưng vẫn được mọi người yêu quý và trân trọng?
>> Dấu hiệu cho thấy bạn nên nghỉ việc ngay lập tức
>> Công ty có những biểu hiện nào thì bạn phải nghỉ việc ngay lập tức?
Tìm cách giải quyết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng
Trong công việc, sẽ khó tránh khỏi những bất đồng ý kiến với nhau. Nếu bạn cảm thấy công việc quá tải, mức lương quá thấp; đừng im lặng chịu đựng và nghĩ ngay đến việc rời đi. Bạn có thể tìm cơ hội để trao đổi trực tiếp với sếp.
Mặt khác, những trao đổi rõ ràng với sếp sẽ giúp cả hai rút ra được kinh nghiệm để tránh sai lầm lập lại. Chỉ ra được vấn đề khúc mắc là đang cho công ty cơ hội giải quyết, cũng là cho bản thân mình cơ hội. Dù sao bạn cũng đã cố hết sức vùng vẫy trước khi lựa chọn dứt áo ra đi. Nếu công ty điều chỉnh sau khi nhận phản hồi càng tốt, nếu không; chọn rời đi cũng không muộn.
Báo trước thời gian nghỉ và có trách nhiệm với công việc đến phút cuối
Sau khi tìm mọi cách cứu vãn nhưng không đem lại kết quả mong muốn, bạn có thể dứt khoát chọn cách rời đi. Tuy nhiên, bạn nên viết đơn thông báo trước thời gian nghỉ cho cấp trên biết trước. Điều này nhằm để công ty sắp xếp nhân sự thay thế vị trí của bạn. Trong thời gian đếm ngược số ngày làm việc, hãy tập trung hướng dẫn người mới làm quen với việc của mình. Để khi bạn rời đi sẽ không phải vướng bận điều gì ở công ty cũ.
Nhiều người hay thờ ơ trước công việc khi có ý định tìm môi trường mới. Chính điều này để lại hình ảnh xấu xí của bạn với mọi người khi rời đi. Vì thế, nhiều người khi nghỉ việc không thể giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Khi nhà tuyển dụng tìm nguồn liên hệ đáng tin cậy để hỏi, bạn sẽ không thể cung cấp được thông tin. Thế nên, dù quyết định thôi việc nhưng hãy giải quyết phần việc dang dở và chuyên nghiệp đến phút cuối cùng bạn nhé.
Biết ơn đến những điều nhỏ bé
Mỗi việc chúng ta trải nghiệm đều đem đến bài học vô cùng quý giá. Ở môi trường làm việc cũ, bạn có thể được trau dồi chuyên môn, rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau. Những kinh nghiệm đó sẽ là hành trang giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai. Vì thế, hãy biết ơn và trân trọng từng điều nhỏ bé nhất ở đây.
Bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với sếp và các đồng nghiệp bên cạnh giúp đỡ trước khi rời đi. Sự chân thành sẽ chạm đến trái tim người đối diện. Những hành động nhỏ bé đó sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với người ở lại.
Trên thực tế, có người vẫn giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũ; có người lại không. Chính sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động đem đến những kết quả khác nhau. Vì thế, hãy thử thực hiện mẹo nhỏ này để giữ vững liên hệ với đồng nghiệp cũ nhé. Biết đâu khi cần trợ giúp, chính những người bạn này sẽ là phương cứu cánh bạn trong lúc khó khăn nhất.
Cân nhắc tổ chức buổi tiệc chia tay
Trước khi rời đi, bạn có thể tổ chức buổi tiệc nhỏ tại văn phòng hay chọn địa điểm gần công ty để tổ chức. Buổi tiệc này như một lời chia tay chính thức và thông báo với mọi người rằng mình sẽ kết thúc công việc tại công ty. Dù sao khi vào làm việc nơi đây, bạn luôn được dẫn đi chào hỏi và làm quen với mọi người. Khi nghỉ việc, đừng quên thông báo cho mọi người và bày tỏ lòng biết ơn với họ nhé. Bởi đây là những người đã cùng chung vai sát cánh, chính họ đã luôn giúp đỡ bạn khi làm việc, có thể họ phải hỗ trợ làm phần việc thay thế bạn. Bằng tất cả những tình cảm sau thời gian gắn bó, hãy tận dụng bữa tiệc để chào tạm biệt tất cả.
Trên thực tế, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì thế, hãy ưu tiên phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn trước. Đừng quên thực hiện những mẹo nhỏ trên để quá trình xin nghỉ việc của bạn chuyên nghiệp và để lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người.
-
Trách nhiệm của người lao động khi nghỉ việc là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Cập nhật 26 ngày trước -
Những việc cần làm trước khi nghỉ việc? Người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
Cập nhật 26 ngày trước -
Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc phổ biến khiến người lao động quyết định rời bỏ công việc
Cập nhật 1 tháng trước -
Nghỉ việc thì có được hoàn trả lại tiền đã đóng đoàn phí công đoàn không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Các khoản tiền người lao động có thể được nhận khi nghỉ việc
Cập nhật 5 tháng trước -
Người lao động nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc theo mức lương như thế nào?
Cập nhật 7 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước