Pháp luật quy định như thế nào về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Với một xã hội đang phát triển, đời sống người dân càng nâng cao thì nhu cầu về tiền bạc dĩ nhiên theo cấp số nhân mà tăng mạnh. Đánh vào tâm lý đó nhiều tổ chức cho vay nặng lãi ra đời với các lời giới thiệu tương đối hấp dẫn từ thủ tục đơn giản nhận tiền nhanh chóng nhưng kéo sau đó là người vay có nguy cơ bị mất nhà mất tài sản vì không có khả năng thanh toán nợ. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự?
Mắc bẫy cho vay
Thủ đoạn hoạt động chủ yếu của các đối tượng cho vay nặng lãi là: lợi dụng sự thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế của một bộ phận người dân, những đối tượng cho vay nặng lãi đã tổ chức phát, dán tờ rơi ở các khu dân cư, các chợ, ngã tư cột đèn… với những nội dung rất hấp dẫn như: “Cho vay không cần thế chấp, nhận tiền ngay trong ngày” hoặc chỉ cần “A lô là có tiền” kèm theo số điện thoại liên lạc nhằm lừa người dân vay tiền với các thủ tục rất đơn giản, nhanh gọn, có tiền ngay... Nhưng thực chất đó là cái “bẫy” vay tiền với lãi suất cao. Đối tượng vay thường là những người có kinh tế khó khăn, trình độ thấp, thiếu hiểu biết hoặc là những con bạc, đôi khi là những người có khó khăn đột xuất…
Cách cho vay của bọn chúng có thể là vay trực tiếp nhưng cũng có thể đội lốt dưới vỏ bọc là những tiệm Cầm đồ, Công ty tài chính… cách đòi nợ là gây áp lực đòi trực tiếp, đôi khi lại đội lốt dưới vỏ bọc là những công ty đòi nợ thuê.
Việc cho vay tiền của bọn chúng không chỉ là cho vay tiền mặt mà còn có thể được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác như cầm cố thế chấp tài sản, thế chấp nhà, mua hàng trả góp có giá trị lớn sau đó về bán lại cho bọn chúng…
Để trốn tránh việc xử lý của pháp luật, thường bọn chúng yêu cầu người vay ghi giấy nợ, giấy thế chấp tài sản... với lãi suất thấp đúng bằng với quy định của nhà nước nhưng trên thực tế, người vay phải trả lãi suất rất cao có khi lên tới 40%/tháng.
Ví dụ: Khi người vay cần vay 20 triệu đồng nhưng trên thực tế chỉ nhận được 16 triệu, còn 04 triệu bọn chúng trừ vào tiền “hoa hồng” và góp luôn kỳ thứ nhất. Sau đó cứ 05 ngày thì phải góp 2,8 triệu và trả góp thêm 09 kỳ nữa. Như vậy người vay được 16 triệu, sau hai tháng đã trả góp cho bọn chúng 29,2 triệu, đúng là một lãi suất “cắt cổ”.
Các khoản vay “tín dụng đen” sẽ tăng theo cấp độ “lãi mẹ đẻ lãi con”, sau một thời gian con nợ sẽ khó có khả năng thanh toán. Nếu đến hạn mà người vay không trả tiền thì bọn chúng sẽ kéo đồng bọn đến nhà để đe dọa, thậm chí đánh đập gây thương tích; thường xuyên cho người gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà chửi bới, đe dọa, tạt sơn hoặc các chất dơ bẩn vào cổng, cửa, đánh đập, khủng bố tinh thần, đập phá tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân. Nhiều trường hợp đã phải bán nhà để trả nợ hoặc bỏ trốn khỏi địa phương. Gây mất trật tự xã hội và bất an trong nhân dân.
Pháp luật quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:
''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” |
Như vậy theo quy định của pháp luật thì lãi suất vay dù được các bên tự do thỏa thuận nhưng cũng không được vượt quá 20% khoản tiền vay.
Nếu mức lãi suất mà bên cho vay đưa ra vượt quá 20% lãi suất vay theo quy định của pháp luật thì được xem là trái pháp luật
Tiếp theo đó tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về tội cho vay nặng lãi:
''1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.'' |
Theo đó khoản tiền thu lợi bất chính chính là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự tuy nhiên các tổ chức tín dụng đen này vẫn hoành hành và điều cần làm là người dân nên thật sự cảnh giác để tránh mắc bẫy dẫn đến hệ lụy không lường.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 12 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước