Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Tổ chức hành nghề luật sư gồm Văn phòng luật sư và Công ty luật, vậy giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật có những điểm khác biệt ra sao?
Những điểm giống nhau cơ bản giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật
Theo quy định tại Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật có những điểm giống nhau cơ bản sau đây:
(1) Công ty luật và Văn phòng luật sư đều được xem là tổ chức hành nghề luật sư và đều có các quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ pháp lý.
- Nhận thù lao từ khách hàng.
- Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
- Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
- Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Để thành lập Văn phòng luật sư và Công ty luật thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về luật sư;
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật (Hình từ Internet)
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Ngoài những điểm giống nhau nêu trên thì giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:
Tiêu chí | Văn phòng luật sư | Công ty Luật |
Loại hình | Được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân | Có thể được tổ chức và hoạt động theo loại hình: - Công ty luật hợp danh; hoặc - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. |
Số thành viên thành lập | Do một luật sư thành lập. | - Công ty luật hợp danh: Do ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. - Công ty luật TNHH 1 thành viên: Do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. - Công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên: Do ít nhất hai luật sư thành lập. |
Đại diện theo pháp luật | Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. | - Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty luật. - Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty. |
Đặt tên
| Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư” | Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” |
Chịu trách nhiệm
| Trưởng văn phòng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. | - Công ty luật hợp danh: Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty, nếu tài sản của không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty. - Công ty luật TNHH: Thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp. |
Tags:
Văn phòng luật sư Công ty luật Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư luật sư-
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 14 ngày trước -
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Cập nhật 3 tháng trước -
Lưu ý gì khi đổi tên Văn phòng luật sư? Tên văn phòng luật sư được đặt thế nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Văn phòng luật sư có được thay đổi tên không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Thủ tục chuyển đổi từ văn phòng luật sư thành công ty luật?
Cập nhật 6 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước