Nữ sinh ngành luật giết cha bằng xyanua, giấu xác đốt nhà tạo hiện trường giả sẽ bị xử lý ra sao?
Chỉ vì mâu thuẫn gia đình, cãi nhau hằng ngày mà dùng chất độc giết cha, giấu xác rồi lại gây cháy nhà tạo hiện trường giả để qua mặt cơ quan chức năng cũng đủ thấy mức độ tinh vi, thủ đoạn tàn độc và có tính toán trước của nghi phạm mặc dù đó chính là cha mình.
Hiện cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạm giữ hình sự đối với Tống Thị Tùng Linh (SN 2001) để điều tra về hành vi Giết người.
Theo đó, điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội giết người là: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong đó có trường hợp:
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
Tiếp theo đó căn cứ vào điều 52 của bộ luật này quy định các tình tiết định khung tăng nặng thì việc nữ sinh dùng chất độc bỏ vào nước uống khiến người cha không đề phòng hay xây xi măng đắp xác có thể sẽ bị coi là dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội hay đốt nhà tạo hiện trường giả có thể xem là hành động xảo trá nhằm che giấu tội phạm.
Về nguyên tắc thì Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm nhiệm hình sự để quyết định khung hình phạt. Với vụ việc nữ sinh giết cha bằng xyanua, giấu xác, phóng hỏa tạo hiện trường giả thì nữ sinh này có thể đối diện với mức án tử.
Một việc mà khiến dư luận quan tâm trong vụ việc này: là tại sao xyanua lại có thể mua bán tràn lan như vậy. Vì Natri xyanua là một chất kịch độc, có thể gây chết người chỉ bằng một liều lượng cực thấp. Và nhà nước cũng quản lý chất độc rất chặt chẽ, chỉ những cơ quan, tổ chức nào được phép mới được quyền sản xuất, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán chất độc trong Luật quản lý hóa chất 2007. Vậy pháp luật quy định như thế nào với hành vi mua bán chất cấm.
Có thể thấy hành vi mua bán xyanua trái phép là có dấu hiệu của các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (điều 311 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) theo đó người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với vụ việc thực tế, nữ sinh mua chất độc xyanua với mục đích thực hiện tội phạm thì có thể bị cấu thành thêm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và hậu quả gây ra là cái chết của cha mình nên mức phạt tù cao nhất của tội này là 10 năm tù giam.
Theo cơ quan chức năng thì người phụ nữ bán 1kg xyanua cho nữ sinh ngành luật hiện chưa rõ lai lịch.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước