Những thời gian không làm việc nhưng vẫn được hưởng lương mà người lao động cần biết

Trong một số trường hợp nhất định mặc dù không làm việc nhưng người lao động vẫn sẽ được hưởng lương. Điều này được quy định tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP về thời giờ người lao động không làm việc mà vẫn được tính vào thời giờ làm việc hưởng lương.

Điều 03 Nghị định 43/2013/NĐ-CP đã quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương gồm có 10 mốc thời giờ như sau:

1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Cụ thể điều 05 nêu rõ:

Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.

6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Theo Quỳnh Ny
2.493