Những quy định về khám sức khỏe định kỳ mà người lao động phải biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Theo quy định của BLLĐ 2012 NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định định kỳ đối với từng dạng đối tượng là người lao động để bảo đảm sức khỏe người lao động ổn định tốt trong suốt quá trình làm việc.

Khám sức khỏe theo luật định

Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định rõ trách nhiệm khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:
Tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần mỗi năm cho tất cả người lao động kể cả người đang học nghề, tập nghề.

Tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần mỗi 06 tháng đối với các đối tượng lao động:
Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người lao động là người khuyết tật

Người lao động chưa thành niên

Người lao động cao tuổi

Tổ chức khám sức khỏe đối với lao động nữ:

Khi khám sức khỏe theo quy định trên lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Ngoài ra Luật còn quy định các yêu cầu khi khám chữa bệnh:

Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Xử phạt vi phạm trường hợp NSDLĐ không tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám theo khoản 2, Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo khoản 3, Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Quy định khám sức khỏe này giúp người lao động kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như kịp thời pháp hiện ra bệnh tật của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nắm được tình hình sức khỏe của nhân viên để đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn.

Theo Quỳnh Ny
2.617