Những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch xin việc
Tôi đang viết sơ yếu lý lịch xin việc, vậy những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch là gì để tôi biết mà không làm sai? - Tấn Lực (TPHCM)
- Những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch xin việc
- 1. Dán ảnh không phù hợp
- 2. Viết tắt quá nhiều trong sơ yếu lý lịch
- 3. Viết sai thông tin bản thân, người thân
- 4. Không ký tên của mình
- 5. Mô tả công việc không rõ ràng
- 6. Thiếu tóm tắt cá nhân
- 7. Không kiểm tra và chỉnh sửa sơ yếu lý lịch sau khi viết
Những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch xin việc (Hình từ internet)
Những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch xin việc
Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc, nhìn vào đó mà nhà tuyển dụng có thể biết được nhiều thông tin về ứng viên.
Do đó, khi viết sơ yếu lý lịch thì người lao động cần lưu ý một số nội dung sau để tránh mắc những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch.
1. Dán ảnh không phù hợp
Đây là lỗi thường mắc phải khi viết sơ yếu lý lịch.
Bạn không nên chọn những ảnh chụp thời gian quá lâu, mờ, không rõ nét, thiếu lịch sự. Ảnh phù hợp cho bản sơ yếu lý lịch là ảnh 4x6.
Thông thường nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ảnh chụp trong 6 tháng trở lại đây.
2. Viết tắt quá nhiều trong sơ yếu lý lịch
Viết tắt là thói quen của nhiều người, có thể rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, khi viết sơ yếu lý lịch thì không nên viết tắt.
Việc người lao động viết tắt sẽ xảy ra trường hợp nhà tuyển dụng không hiểu những điều mình viết trong bản sơ yếu lý lịch.
Do vậy, nên viết rõ ràng, rành mạch, tránh viết tắt để nhà tuyển dụng thấy dễ nhìn, dễ đọc mẫu sơ yếu lý lịch.
3. Viết sai thông tin bản thân, người thân
Viết rõ ràng, đúng và đầy đủ sẽ giúp bản sơ yếu lý lịch của bạn hoàn chỉnh hơn. Việc viết sai thông tin bạn sẽ phải viết lại một bản sơ yếu lý lịch mới sẽ rất mất nhiều thời gian hơn.
4. Không ký tên của mình
Đây là lỗi khá phổ biến trong bản sơ yếu lý lịch. Khi bạn điền các thông tin vào bản sơ yếu lý lịch hãy nhớ điền đầy đủ các thông tin và ký xác nhận tên của bạn.
Nếu bạn quên không ký tên xác nhận thì những cơ quan có thẩm quyền không ký xác nhận cho bạn.
Do đó bạn nên xem lại bản sơ yếu lý lịch của mình đã điền đầy đủ thông tin chưa, ảnh dán được chưa, ký tên xác nhận chưa… trước khi mang đến cơ quan có thẩm quyền xin công chứng.
5. Mô tả công việc không rõ ràng
Việc mô tả công việc không rõ ràng và thiếu chi tiết là một sai lầm thường gặp. Thay vì chỉ ghi "làm việc trong bộ phận kinh doanh," hãy mô tả chi tiết nhiệm vụ, thành tựu và trách nhiệm của bạn trong mỗi vị trí làm việc trước đó. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và kinh nghiệm của bạn.
6. Thiếu tóm tắt cá nhân
Một số người bỏ qua phần tóm tắt cá nhân trong sơ yếu lý lịch, đây là một sai lầm lớn.
Tóm tắt cá nhân cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan về mục tiêu nghề nghiệp và giá trị mà bạn mang đến. Hãy viết một tóm tắt cá nhân ngắn gọn và súc tích, nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp và những giá trị bạn có thể đem lại cho công ty.
7. Không kiểm tra và chỉnh sửa sơ yếu lý lịch sau khi viết
Sai lầm cuối cùng là không kiểm tra và chỉnh sửa sơ yếu lý lịch trước khi nộp.
Lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu có thể gây ấn tượng không tốt và cho thấy sự bất cẩn. Hãy luôn dành thời gian để đọc lại sơ yếu lý lịch của bạn và kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu. Nếu có thể, hãy nhờ người khác đọc qua và đưa ra góp ý xây dựng.
Trên đây là những lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch xin việc.
Tags:
lỗi thường mắc phải trong sơ yếu lý lịch sơ yếu lý lịch xin việc sơ yếu lý lịch lý lịch xin việc-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước