Những loại giấy tờ nào không cần thiết khi làm thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì cần đáp ứng các điều kiện gì? Những loại giấy tờ nào không cần thiết khi làm thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện ra sao? (Phương Oanh - Khánh Hòa)
Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trường hợp doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì cần đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải đảm bảo điều kiện:
- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành;
- Không có án tích;
- Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
(2) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Giấy tờ không cần thiết trong thủ tục cấp Giấy phép cho thuê lại lao động (Hình từ internet)
Những loại giấy tờ nào không cần thiết khi làm thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Tại Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
4. Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
5. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy ngoài các giấy tờ nêu trên khi thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp không cần thêm bất kì một loại giấy tờ nào khác.
Trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép yêu cầu giấy tờ bổ sung để làm rõ hồ sơ nêu trên.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì việc cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
Bước 2: Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định , Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp;
Trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
Xem thêm: Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước