Những khó khăn khi làm việc trong công ty gia đình

(có 2 đánh giá)

Ngày nay công ty gia đình đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế thị trường. Thế nhưng theo như dân đi làm “truyền tai” nhau thì công ty gia đình là môi trường làm việc toxic hơn bao giờ hết. Vậy những khó khăn thực tế khi làm việc trong công ty gia đình là gì? Hãy cùng Nhân Lực Ngành Luật tìm hiểu nhé.

Làm việc cảm tính

Doanh nghiệp gia đình sẽ do một người làm chủ, hay còn gọi là giám đốc. Chúng ta có thể thấy hầu hết những chuyện lớn nhỏ trong doanh nghiệp gia đình đều dựa theo ý kiến của giám đốc. Hay nói cách khác, cách thức kinh doanh của công ty được quyết định phần lớn bởi của giám đốc.

Như vậy, tùy theo quan điểm của giám đốc mà không khí nơi làm việc có thể trở thành “thiên đường” hoặc “địa ngục”. Ngoài ra, con người bản chất thường dành sự ưu ái hơn cho người thân bạn bè của mình nên những con cháu trong công ty sẽ được trân trọng, ưu ái hơn những nhân viên khác.

Có phần không công bằng trong công ty gia đình

Khi đi làm điều mà mọi người quan tâm nhất là vấn đề lương thưởng tuy nhiên mô hình công ty gia đình sẽ tồ tại một thực trạng mà hầu hết ai cũng biết đó là: người thân họ hàng trong doanh nghiệp gia đình sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với những nhân viên khác. Ví dụ vợ của nhân viên làm con cháu giám đốc vẫn được nhận lương dù không xuất hiện nhiều ở công ty hay nhân viên là con cháu trong gia đình được hưởng mức lương cao hơn những nhân viên còn lại.

Đây là một sự thật khó chấp nhận đối với những nhân viên cần mẫn chăm chỉ của công ty, nhưng người nắm quyền lực hầu hết trong công ty là giám đốc nên nhân viên khó có thể phản kháng lại quyết định này. Ngoài ra cũng có giám đốc nếu thành tích kinh doanh của công ty giảm do suy thoái thì lương của nhân viên bình thường sẽ bị giảm để tăng lương cho nhân viên con cháu trong gia đình. Đây là một trong những điểm dễ gây ra tâm lý chán nản, bức xúc của các nhân viên.

Ít nhân sự - việc đè nặng vai

Mô hình công ty gia đình thường ít nhân sự, số lượng nhân viên giao động từ 10 – 30 người. Thế nên không tránh khỏi trường hợp người đảm nhận một vị trí nhưng lại phải gánh rất nhiều công việc. Đơn cử: kế toán kiêm nhân sự, thủ kho kiêm tạp vụ,… hay tăng ca OT vô tội vạ. Hầu hết các công ty gia đình đều không có khoảng cách giữa công việc và gia đình bởi vì người nhà làm công ty việc công ty cũng coi như là nhà.

Những nguyên nhân nhỏ nhặt trên khiến một nhân viên cảm thấy “ngao ngán” khi làm việc trong công ty gia đình. Thế nhưng không phải công ty nào cũng như thế bên cạnh mặt tiêu cực thì làm việc tại đây cũng có mặt tích cực như:  môi trường làm việc thoải mái, ấm cúng, dễ dàng thân cận sếp, cấp trên. Có nhiều kinh nghiệm hơn vì đảm nhận khá nhiều vị trí khác nhau. Rèn luyện được kỹ năng cũng như chuyên môn khi làm việc.

(có 2 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
4.885