Những chuyên ngành Luật được đào tạo phổ biến nhất.
Cho em hỏi hiện nay những chuyên ngành Luật được đào tạo phổ biến nhất hiện nay? (Hồng Trang - Tiền Giang)
Có thể thấy, ngành luật hiện nay đang là ngành được yêu thích và được nhiều sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT. Vậy hiện nay, có những chuyên ngành luật nào đang được đào tạo phổ biến nhất?
Hiện nay tại các trường đại học có đào tạo về luật sẽ đào tạo những chuyên ngành như sau:
1. Chuyên ngành Luật học
Ngành Luật học là lĩnh vực nghiên cứu về luật pháp, bao gồm các quy định pháp lý, hệ thống pháp luật, cơ cấu và chức năng của các cơ quan và tổ chức chính phủ, cũng như lý thuyết pháp lý.
Ngành Luật học là lĩnh vực nghiên cứu về luật pháp và hệ thống pháp luật, và được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau tùy vào lĩnh vực cụ thể mà người nghiên cứu quan tâm.
Ngành Luật học sẽ hướng tới đào tạo pháp luật đa dạng, không chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, chủ yếu là đào tạo về bản chất của pháp luật, xây dựng pháp luật.
Còn đối với các ngành Luật khác kể trên sẽ tập trung đào tạo vào một lĩnh vực cụ thể, chuyên môn được đào tạo sâu hơn vì thế được ưa chuộng hơn và điểm chuẩn các ngành Luật khác đều cao hơn ngành Luật học.
2. Chuyên ngành Luật Kinh tế
Ngành Luật Kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu về quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh tế, kinh doanh và thương mại. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu, giải thích và áp dụng các quy định pháp luật trong các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ, thương mại, và các lĩnh vực kinh tế khác.
Các luật sư và chuyên gia Luật Kinh tế cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ tư vấn này có thể bao gồm đưa ra các lời khuyên pháp lý, giải thích các quy định pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các thủ tục pháp lý và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
Đối với các doanh nghiệp và tổ chức, Luật Kinh tế là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro. Nó giúp các doanh nghiệp hiểu và tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và các nghĩa vụ pháp lý khác, tránh các rủi ro pháp lý và giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý.
Những chuyên ngành Luật được đào tạo phổ biến nhất (Hình từ internet)
3. Chuyên ngành Luật Thương mại
Ngành Luật Thương mại tại Việt Nam là một khái niệm khá mới, được hình thành do tác động của điều kiện kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế.
Luật Thương mại là một ngành luật tư điển hình trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể khác với nhau có liên quan đến hoạt động thương mại, hoặc các hành vi thương mại.
Ở một số trường đào tạo luật thì luật thương mại được xem là một chuyên ngành của ngành Luật Kinh tế. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến kinh tế – tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường và thuế.
Các môn học bạn sẽ được học bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại quốc tế, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản…
4. Chuyên ngành Luật Dân sự
Ngành luật Dân sự là một ngành mang tính phổ biến. Các vấn đề về pháp lý, từ luật gia đình, luật kinh doanh, luật thể thao đến những khiếu nại do sơ suất đều do luật dân sự giải quyết.
Sinh viên chuyên ngành luật Dân sự sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên sâu như Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, Thủ tục tố tụng dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Các vấn đề về sở hữu công nghiệp,…
Các môn học chuyên ngành có thể kể đến như là Luật Dân sự, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Hôn nhân và gia đình, Giao dịch dân sự về nhà ở,… Bên cạnh đó, bạn còn được trao dồi các kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ nghề nghiệp.
5. Chuyên ngành Luật Hành chính
Sinh viên chuyên ngành Luật hành chính sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương, tìm hiểu về cách thức hoạt động quản lý hành chính Nhà nước như: Quản lý nguồn nhân lực, quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư,..
Bên cạnh đó bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật cùng các môn học tiêu biểu như Pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật hành chính với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân,..
6. Chuyên ngành Luật Quốc tế
Ngành luật quốc tế là ngành học đào tạo cho sinh viên những kiến thức xoay quanh việc tìm hiểu và áp dụng luật pháp trong bối cảnh toàn cầu. Ngành luật quốc tế đào tạo 3 khối kiến thức cơ bản là:
- Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế;
- Khối kiến thức về Tư pháp quốc tế cuối cùng là khối kiến thức về luật so sánh và luật Thương mại quốc tế.
Ngành Luật quốc tế còn cung cấp các kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong mối quan hệ quốc tế, kiến thức về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…
7. Chuyên ngành Luật Hình sự
Ngành luật hình sự đào tạo cho sinh viên kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề trong khoa học luật hình sự (về tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, các quyết định về hình phạt,…);
Học các môn khoa học về luật tố tụng hình sự như các nguyên tắc tố tụng hình sự, chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng,… và các môn về luật thi hành án hình sự,…
8. Chuyên ngành Quản trị - Luật
Ngành quản trị – luật có sự khác biệt nhất định so với các ngành luật khác. Bởi ở các ngành luật học thông thường sẽ đào tạo theo các chuyên ngành luật thương mại, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật quốc tế,.. Còn ngành quản trị – luật thì sẽ đào tạo những kiến thức liên quan đến vấn đề quản trị và luật.
Học ngành này bạn sẽ được nhận cả hai tấm bằng là cử nhân quản trị và cử nhân luật thay vì 1 tấm bằng như những ngành luật khác.
Ở ngành này bạn sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị một doanh nghiệp và cả các kiến thức về luật. Các kiến thức này làm nền tảng cho nghề nghiệp của bạn. Bạn có thể lựa chọn làm nhà quản trị hoặc nhà tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn còn được đào tạo nâng cao khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan qua các môn học như luật lao động, pháp luật về chủ thể kinh doanh, hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,..
Tags:
chuyên ngành luật ngành luật đào tạo Luật kinh tế Luật Hành chính Luật Hình sự Chuyên ngành Luật học trường đại học có đào tạo về luật Sinh viên chuyên ngành-
Thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật?
Cập nhật 9 tháng trước -
Người không học chuyên ngành Luật có thể trở thành công chứng viên được không? Công chứng viên có những quyền và nghĩa vụ gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Thư ký Luật sư và những điều cần biết khi ứng tuyển
Cập nhật 2 năm trước -
Công việc chính của Thực tập sinh Pháp lý
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước