Nhân viên xử lý nợ là gì? Mô tả chi tiết công việc và yêu cầu công việc
Nhân viên xử lý nợ là người giải quyết các hồ sơ, thu hồi khoản nợ cho các công ty tài chính, các định chế tài chính trên thị trường. Khi thị trường tài chính mở cửa, các định chế tài chính ngoài ngân hàng phát triển tập trung vào mảng cho vay tín chấp. Từ đó nhu cầu về thu hồi nợ tăng cao, vị trí việc làm Nhân viên xử lý nợ ra đời.
1. Nhân viên xử lý nợ làm những việc gì?
Một chuyên viên xử lý nợ ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác sẽ đảm nhiệm rất nhiều công việc, dưới đây là các công việc chính họ phải làm:
- Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng có nợ xấu bao gồm các nội dung: kiểm tra định kỳ, gia hạn nợ, phân tích đánh giá và phân loại nợ, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng, xử lý thu hồi nợ…
- Dựa vào các tiêu chí đã đề ra theo chính sách tín dụng của ngân hàng về phân loại nợ và xếp hạng tín dụng, tiến hành rà soát các khoản tín dụng đã được phân loại từ nợ thường tới các khoản nợ dưới tiêu chuẩn khó thu hồi.
- Đưa ra kế hoạch thu hồi đối với các khoản vay dưới tiêu chuẩn có giá trị lớn trong danh mục khách hàng của ngân hàng.
- Phối hợp với Ban pháp chế thực hiện thủ tục pháp lý, thanh toán, trừ nợ và các thủ tục chấm dứt khoản vay với các khoản nợ xấu. Tổ chức các cuộc họp của các chủ nợ hoặc tham gia với tư cách thành viên chủ nợ.
- Tiến hành thực thi và giám sát kế hoạch thu hồi nợ của các đơn vị kinh doanh đối với từng khoản tín dụng.
- Dựa vào sự phân tích, đánh giá tình huống, đề xuất các phương án thanh toán các chi phí liên quan tới việc xử lý nợ trên cơ sở hợp lý, hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản là tài sản thế chấp, cầm cố, đặc biệt là bất động sản. Tổ chức thanh lý tài sản, bán đấu giá tài sản khi được tổ chức yêu cầu.
2. Những yêu cầu cần có của nhân viên xử lý nợ
Để trở thành một nhân viên xử lý nợ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bạn phải có những kiến thức cũng như kỹ năng chuyên biệt. Dưới đây là những yêu cầu cần có đối với vị trí nhân viên xử lý nợ ngân hàng:
- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành tài chính ngân hàng, luật
- Am hiểu về luật kinh tế, nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
- Có kỹ năng trong mảng xử lý tín dụng, hỗ trợ tín dụng
- Có kiến thức về nghiệp vụ cho vay, các quy định liên quan đến công tác thu hồi nợ
- Có khả năng trình bày, giao tiếp tốt.
Ngoài những kiến thức chuyên môn thì kỹ năng đàm phán, thương lượng, xử lý tốt các tình huống, chịu được áp lực trong công việc… cũng là những yêu cầu tối thiểu cần có đối với một chuyên viên xử lý nợ ngân hàng.
3. Triển vọng trong tương lai của vị trí việc làm Nhân viên xử lý nợ có tốt không?
Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang mở cửa để đón nhận những làn sóng đầu tư FDI, bên cạnh đó những mục tiêu phát triển thị trường tài chính trong lĩnh vực tiêu dùng cũng thúc đẩy cho các công ty tài chính, các định chế tài chính có cơ hội phát triển. Chính vì vậy, nhu cầu xã hội với vị trí việc làm Nhân viên xử lý nợ là khá cao và có triển trọng trong tương lai.
Cơ hội việc làm của nhân viên xử lý nợ luôn rộng mở. Bạn có thể trở thành Trưởng phòng thu hồi nợ hay trưởng phòng xử lý nợ nếu trau dồi cho mình kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt. Với vị trí này, ứng viên sẽ có nhiều cơ hội phát triển bản thân và nhận mức thu nhập hấp dẫn. Tham khảo bài viết sau để biết công việc cụ thể của trưởng nhóm thu hồi nợ, xử lý nợ, từ đó tạo động lực phấn đấu để có cơ hội thăng tiến trong tương lai gần.
-
Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 năm trước -
Muốn nghỉ việc nhưng “đầu tiên-tiền đâu” Đây là cách giúp bạn chuẩn bị tài chính
Cập nhật 2 năm trước -
Thư ký Tài chính là gì? Mô tả công việc của Thư ký Tài chính
Cập nhật 3 năm trước -
Trợ lý tài chính là gì và bảng mô tả công việc chi tiết
Cập nhật 2 năm trước -
Bí quyết đàm phán lương hiệu quả vào dịp cuối năm
Cập nhật 1 năm trước -
Chuyên viên tài chính là gì? Yêu cầu và kỹ năng của Chuyên viên tư vấn tài chính
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước