Chuyên viên Thu hồi nợ và những điều cần biết về công việc này
(có 2 đánh giá)
Khái niệm thu hồi nợ quả thật không còn quá xa lạ đối với mọi người nhưng ít người tìm hiểu cũng như biết rõ về bản chất thật của việc Thu hồi nợ và công việc chính mà một Chuyên viên Thu hồi nợ phải đảm nhận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Thu hồi nợ là gì?
- Thu hồi nợ là việc yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chuyên viên thu hồi nợ là người chuyên xử lý và thu hồi nợ các khoản nợ và khách hàng đối tác còn nợ công ty. Hoặc thực hiện thu hồi nợ theo yêu cầu của bên thứ 03 thuê công ty thu hồi nợ để thu công nợ hộ.
Công việc chính của Chuyên viên Thu hồi nợ
- Liên lạc khách hàng đôn đốc các khách hàng thanh toán đúng hạn các khoản vay/ nợ đến hạn cho công ty, doanh nghiệp
- Quản lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu bất thường
- Xử lý các khoản nợ xấu và nợ có dấu hiệu bất thường
- Phối hợp với các cán bộ xử lý nợ khác để đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu được giao phối hợp quản lý theo nhiệm vụ đã được phân công
- Quản lý các khoản nợ đã sử dụng nguồn dự phòng
- Tiến hành các thủ tục pháp lý đối với các khoản nợ xấu
- Thực hiện thu hồi công nợ trong hạn, đôn thúc công nợ tránh để phát sinh công nợ quá hạn.
- Hạch toán tiền chuyển khoản, nhắn tin chuyển khoản thành công, tính lãi trễ hạn.
- Làm phiếu đề xuất thu/chi, xác nhận công nợ cho việc chuyển nhượng, công chứng, thanh lý, gửi về nhà KH.
- Tiếp nhận giải quyết đề nghị và phản hồi cho KH.
- Thực hiện công việc admin phòng (chốt công, lập danh sách, phiếu đề xuất..).
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên…
Vai trò của Chuyên viên Thu hồi nợ
- Thúc đẩy các cá nhân đối tác có khoản nợ chủ động chi trả khoản nợ đó cho công ty, doanh nghiệp.
- Chuyên viên Thu hồi nợ giúp đảm bảo sự cân bằng về tài chính của doanh nghiệp, cá nhân.
- Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân.
- Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Yêu cầu đối với Chuyên viên Thu hồi nợ
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, Tài chính, Kinh tế, Ngân hàng;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
- Tiếng Anh cơ bản;
- Có hiểu biết về nghiệp vụ tín dụng: phân tích và quản lý rủi ro tín dụng;
- Có ít nhất 02 năm thực hiện công việc liên quan đến hoạt động thu hồi nợ hoặc làm các công việc có liên quan đến thu hồi nợ;
- Có khả năng làm việc độc lập; chủ động, sáng tạo động chuyên nghiệp.
Mức lương vị trí Chuyên viên Thu hồi nợ
- Công việc này thông thường mức lương sẽ giao động từ 9 – 15 triệu tùy vào hiệu suất công việc và tăng trưởng dương mà bạn mang lại cho công ty.
- Đây được xem là mức lương khá tốt để các bạn học hỏi kinh nghiệm cũng như có lộ trình tương lai rõ ràng hơn sau này.
- Ngoài ra Chuyên viên Thu hồi nợ cũng sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,.. như quy định của pháp luật hiện hàng.
(có 2 đánh giá)
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên thu hồi nợ
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên thu hồi nợ
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên thu hồi nợ
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên thu hồi nợ
Việc làm mới nhất
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 1 giờ trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
Bài viết mới
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 8 ngày trước