Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo hợp đồng nào?
Tôi có thắc mắc liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội như sau: Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo hợp đồng nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.P ở Đồng Nai.
Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo hợp đồng nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...”
Theo quy định trên, có thể thấy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi giao kết các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên.
Do đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đồng thời theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
+ Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì lúc này người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Trường hợp thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc thì người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, nếu trường hợp người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng cộng tác viên hoặc hợp đồng khoán việc thì cũng sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Do đó, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo các loại hợp đồng sau:
(1) Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
(2) Hợp đồng thử việc.
(3) Hợp đồng cộng tác viên.
(4) Hợp đồng khoán việc.
Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo hợp đồng nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
...”
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 85 nêu trên.
Giao kết nhiều hợp đồng lao động thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Theo khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
...”
Như vậy, trong trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động thì người này sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại nơi hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
-
Tái diễn lừa đảo “tôi là nhân viên bảo hiểm xã hội”, tinh vi hơn
Cập nhật 1 tháng trước -
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Mức đóng bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 01/7/2024?
Cập nhật 4 tháng trước -
Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Cập nhật 6 tháng trước -
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần online được thực hiện thế nào?
Cập nhật 6 tháng trước -
KPI là gì? Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động khi không đạt KPI không?
Cập nhật 8 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước