Người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí trong trường hợp nào?
Cho hỏi: Người lao động được tư hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí trong trường hợp nào? Và tổ chức nào có trách nhiệm tư hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí? câu hỏi của chị Quyên (Hồ Chí Minh).
Người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 54 Luật Việc làm 2013 quy định về tư vấn, giới thiệu việc làm, cụ thể như sau:
Tư vấn, giới thiệu việc làm
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
Đối chiếu khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Chiếu theo quy định này, người lao động được tư hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí khi đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
(1) Đang đóng bảo hiểm thất nghiệp;
(2) Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
(3) Có nhu cầu tìm kiếm việc làm được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
Người lao động được tư hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức nào có trách nhiệm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động miễn phí?
Căn cứ Điều 38 Luật Việc làm 2013 quy định về nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
b) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Thu thập thông tin thị trường lao động;
d) Phân tích và dự báo thị trường lao động;
đ) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
e) Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
2. Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động miễn phí.
Ngoài ra, trung tâm dịch vụ việc làm còn có các nhiệm vụ sau:
(1) Cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
(2) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
(3) Thu thập thông tin thị trường lao động;
(4) Phân tích và dự báo thị trường lao động;
(5) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
(6) Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
Trung tâm dịch vụ việc làm nào là đơn vị sự nghiệp công lập không?
Căn cứ Điều 37 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo đó, trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
- Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
- Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
Cũng theo quy định này, việc thành lập tung tâm dịch vụ việc làm phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập.
Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
Tags:
giới thiệu việc làm người lao động trung tâm dịch vụ việc làm hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí-
Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Cập nhật 5 tháng trước -
Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ gì trong hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động?
Cập nhật 1 năm trước -
Trung tâm giới thiệu việc làm là gì? Điều kiện để có thể thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm là gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước