Người dân bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong những trường hợp nào?
Tôi có một câu hỏi liên quan đến thẻ bảo hiểm y tế. Cho tôi hỏi người dân bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong những trường hợp nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.Q.T ở Bình Dương.
Người dân bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong những trường hợp nào?
Trường hợp người dân bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
“Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, người dân bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong những trường hợp sau:
- Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
- Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
Người dân bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
“Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
“Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...”
Theo đó, người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trường hợp người vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...”
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh là 01 năm.
Tags:
thẻ bảo hiểm y tế thu hồi thẻ bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế vi phạm hành chính sử dụng thẻ bảo hiểm y tế-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước