Nghỉ việc và 05 vấn đề pháp lý cần biết

(có 1 đánh giá)

Nhìn chung thì có nhiều lý do khiến người lao động đi đến quyết định nghỉ việc tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của mình thì mọi người cần nắm rõ 5 quy định này:

>> Cách ứng xử thôi việc khéo léo

>> Những trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc

1.      Có thể nghỉ việc mà không cần phải có lý do

Trước đây, NLĐ có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 (chiếu điều luật ra- Luật cũ nha 2012), đồng thời phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước theo quy định.

Tuy nhiên theo Bộ luật lao động 2019 thì không phải mọi trường hợp NLĐ muốn nghỉ việc đều phải có sự đồng ý của NSDLĐ. Theo đó, NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho NSDLĐ.Cụ thể:

(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;

(2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày. Còn dưới 12 tháng thì báo trước ít nhất 3 ngày.

Vậy nên nếu mọi người bị công ty làm khó khi tự quyết định xin nghỉ việc thì cứ giở luật ra mà nói chuyện. Kiến thức vững chắc, viện dẫn rõ ràng thì sẽ không ai dám “bắt chẹt”.

5 vấn đề pháp lý khi nghỉ việc

2.      Nghỉ việc có bắt buộc bàn giao công việc không?

Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ thì không bắt buộc NLĐ phải thực hiện việc bàn giao khi thôi việc. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao đồng, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.

Như vậy, nếu như trong HĐLĐ hoặc giữa doanh nghiệp và NLĐ có thỏa thuận về việc bàn giao công việc trước khi nghỉ việc thì NLĐ phải có trách nhiệm bàn giao công việc theo quy định trên. Xét về thực tế thì việc bàn giao công việc cũng là việc nên làm của mỗi người khi thôi việc ở công ty cũ.

3.      NSDLĐ không có quyền giam lương khi NLĐ nghỉ việc

Bộ luật lao động quy định: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (trong đó có tiền lương).

Như vậy, NSDLĐ không được giam lương của NLĐ quá 30 ngày khi NLĐ nghỉ việc bằng bất cứ lý do gì.

Ngoài ra, một quyền lợi mà NLĐ được hưởng nữa là nếu khi nghỉ việc bạn chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép như luật gọi là ngày nghỉ hằng năm thì sẽ được NSDLĐ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Điều này quy định tại khoản 3 điều 113 Bộ luật lao động hiện hành.

4.      Phải lấy sổ BHXH ngay khi nghỉ việc

Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh lần nữa là phải lấy lại sổ BHXH ngay khi nghỉ việc nếu công ty đang giữ sổ của bạn. Vì sao vậy? BHXH là sự bảo đảm bù đắp kinh tế cho bạn trong thời gian bạn thất nghiệp thế nên NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Vậy nên nếu như NSDLĐ đang giữ sổ BHXH của bạn thì khi thôi việc bạn phải hối thúc công ty trả lại đầy đủ loại giấy tờ quan trọng này.

5.  Các khoản được nhận khi nghỉ việc

Khi nghỉ việc người lao động sẽ nhận được các khoản sau đây: 

- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể.

- Tiền trợ cấp thôi việc (nếu có) hoặc trợ cấp mất việc (nếu có)

- Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

- Tiền trợ cấp thất nghiệp

Vậy mới nói không phải muốn nghỉ việc là nghỉ ngay được. Mọi người cũng cần phải lưu ý các vấn đề trên để bảo vệ quyền lợi của mình nha.

(có 1 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
3.075