Nghỉ ốm bảo hiểm xã hội và nghỉ ốm nguyên lương khác nhau như thế nào? Mức hưởng nghỉ ốm bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
Giúp tôi phân biệt nghỉ ốm bảo hiểm xã hội và nghỉ ốm nguyên lương khác nhau như thế nào? Mức hưởng nghỉ ốm bảo hiểm xã hội được quy định ra sao? (Thanh Nga - Bình Dương)
Nghỉ ốm bảo hiểm xã hội và nghỉ ốm nguyên lương khác nhau như thế nào?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì nghỉ ốm bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ ốm đau, đủ điều kiện quy định tại Điều 25 Luật này thì khi làm hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả.
Trường hợp này người lao động sẽ không được hưởng lương (do nghỉ việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác), nhưng sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả chế độ, bù đắp một phần thu nhập của khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau nếu họ có tham gia bảo hiểm xã hội.
Nghỉ ốm nguyên lương, đây không phải là một chế độ nghỉ ốm theo quy định pháp luật, tuy nhiên nó có thể xảy ra trong trường hợp người lao động nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ hằng năm của họ (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì hằng năm sẽ có số ngày nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương).
Nghỉ ốm nguyên lương, cũng có thể được áp dụng khi người sử dụng lao động cho phép người lao động trừ ngày nghỉ hằng năm khi bị ốm. Trường hợp này thì tùy theo chính sách, chế độ của mỗi công ty. Nghỉ ốm nguyên lương sẽ do người sử dụng lao động chi trả cho cho người lao động.
Phân biệt nghỉ ốm BHXH và nghỉ ốm nguyên lương? (Hình từ internet)
Mức hưởng nghỉ ốm bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
...”
Như vậy, mức hưởng đối với người lao động nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Đối với trường hợp người lao động nghỉ ốm dài ngày vẫn tiếp tục điều trị sau thời hạn 180 ngày thì mức hưởng sẽ được tính thấp hơn.
Cụ thể, nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì mức hưởng bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì hưởng bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Làm việc, đóng bảo hiểm hơn 10 năm thì được bao nhiêu ngày nghỉ ốm bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Theo đó thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào thời gian người đó đóng bảo hiểm xã hội, công việc họ đang làm và bệnh họ mắc phải. Tùy trường hợp mà thời gian nghỉ ốm bảo hiểm xã hội của họ là khác nhau.
Trường hợp bình thường thì người làm việc được hơn 10 năm, đóng bảo hiểm xã hội được hơn 10 năm thì thì được hưởng 30 ngày chế độ ốm đau trong một năm (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
Xem thêm: Cách tính mức hưởng BHXH một lần
Tags:
bảo hiểm xã hội nghỉ ốm bảo hiểm xã hội nghỉ ốm nguyên lương nghỉ ốm người lao động chế độ ốm đau-
Tái diễn lừa đảo “tôi là nhân viên bảo hiểm xã hội”, tinh vi hơn
Cập nhật 1 tháng trước -
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Mức đóng bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 01/7/2024?
Cập nhật 4 tháng trước -
Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Cập nhật 6 tháng trước -
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần online được thực hiện thế nào?
Cập nhật 6 tháng trước -
KPI là gì? Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động khi không đạt KPI không?
Cập nhật 8 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước