Muốn trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật không?
Tôi muốn hỏi là một người muốn trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì có bắt buộc người đó phải là cử nhân chuyên ngành luật không? Thắc mắc của bạn Nhựt Minh (Tây Ninh).
Kiểm tra viên là ai trong Viện kiểm sát nhân dân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau: “Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.”
Kiểm tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân có bao nhiêu ngạch?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
“Kiểm tra viên
...
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...”
Như vậy, Kiểm tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân có 3 ngạch, gồm:
- Kiểm tra viên;
- Kiểm tra viên chính;
- Kiểm tra viên cao cấp.
Kiểm tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
“Kiểm tra viên
...
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo đó, Kiểm tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Ngoài ra, Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Muốn trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về những tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân như sau:
“Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Theo đó, một trong những yêu cầu bắt buộc để có thể trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân là phải có trình độ cử nhân luật trở lên.
Muốn bổ nhiệm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 3 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định cụ thể:
“Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đang là công chức.
2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
3. Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.”
Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 nêu trên và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân:
- Đang là công chức.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
- Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Tags:
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân trình độ cử nhân luật cử nhân luật Viện kiểm sát Kiểm sát viên Viện trưởng Viện kiểm sát-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước