Mức học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư mới nhất

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi mức học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư mới nhất của Học viện Tư pháp là bao nhiêu tiền? - Duy Anh (Khánh Hòa)

Việc tham gia Chương trình đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp cũng là một trong những hướng đi mà nhiều cử nhân luật hướng đến. Vậy, mức học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư mới nhất bao nhiêu?

Mức học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư mới nhất

Mức học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư mới nhất (Hình từ Internet)

1. Mức học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư mới nhất

Theo Quyết định 2237/QĐ-HVTP năm 2023 quy định mức thu học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp mở tại trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ Bảy, Chủ nhật: 29.000.000 đồng/học viên/khóa học (Hai mươi chín triệu đồng chẵn).

- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 23.200.000 đồng/học viên/khóa học (Hai mươi ba triệu hai trăm nghìn đồng chẵn).

2. Chi tiết mức thu học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư

Theo Phụ lục 01-LS ban hành kèm theo Quyết định 2237/QĐ-HVTP năm 2023 về chi tiết mức thu học phí với Chương trình đào tạo nghề luật sư như sau:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

3. Nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo Điều 17 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:

* Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kỹ năng tham gia tố tụng;

- Kỹ năng tư vấn pháp luật;

- Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác;

- Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

- Kỹ năng khác theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP:

+ Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

+ Kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc.

+ Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

+ Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Kỹ năng tư vấn pháp luật.

+ Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

+ Kỹ năng thực hiện dịch vụ pháp lý khác.

* Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

- Kiểm tra viết bao gồm hai bài kiểm tra:

+ Bài kiểm tra viết thứ nhất về các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Thời gian làm bài kiểm tra viết thứ nhất là 180 phút.

+ Bài kiểm tra viết thứ hai về pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Thời gian làm bài kiểm tra viết thứ hai là 90 phút.

- Kiểm tra thực hành:

Thí sinh trình bày, bảo vệ quan điểm về một vụ, việc tự chọn mà mình tham gia trong thời gian tập sự và trả lời câu hỏi của thành viên Ban Chấm thi thực hành có liên quan đến vụ, việc.

4. Trách nhiệm của luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư

Trách nhiệm của luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư theo Điều 13 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:

- Hướng dẫn người tập sự theo nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công, xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự của người tập sự.

- Nhận xét về quá trình tập sự, trong đó nêu rõ các ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, việc thực hiện Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam của người tập sự.

- Chịu trách nhiệm về quá trình tập sự của người tập sự; tạo điều kiện để người tập sự hoàn thành thời gian tập sự; không được cản trở hay hạn chế người tập sự thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về những vụ, việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công và hướng dẫn của mình.

- Kịp thời báo cáo tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về việc người tập sự không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người tập sự, vi phạm quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình tập sự.

- Từ chối hướng dẫn tập sự khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 10/2021/TT-BTP.

- Các trách nhiệm khác liên quan đến việc hướng dẫn tập sự theo phân công của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP và quy định của pháp luật có liên quan.

(có 1 đánh giá)
Theo Lê Trương Quốc Đạt
2.652