Một lần đau ốm nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày?

(có 2 đánh giá)

Cho tôi hỏi: Trong vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo HĐLĐ có các quyền và nghĩa vụ gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định? câu hỏi của chị H (Nha Trang).

Một lần đau ốm nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày?

Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

...

2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.

Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

...

Theo quy định này có thể hiểu, một lần lần đau ốm nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội kéo dài tối đa 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày/01 lần cấp giấy chứng nhận.

Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa sẽ thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhưng không quá 50 ngày/01 lần cấp giấy.

Một lần đau ốm nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày?

Một lần đau ốm nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Xin giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đau ốm ở đâu?

Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

...

3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động đau ốm có thể xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân có người hành nghề đã đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nếu người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội được xác định ra sao?

Tại Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định như sau:

Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.

Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

...

Như vậy, trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

(có 2 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.320