Mô tả công việc vị trí Trợ lý Chủ tịch
Trợ lý chủ tịch là vị trí công việc thường có ở các công ty với quy mô lớn. Vai trò của trợ lý chủ tịch được gói gọn trong hai chữ “giúp việc” cho Chủ tịch. Chủ tịch ở đây được hiểu là Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐTV, tuy nhiên thông thường là Trợ lý HĐQT bởi các công ty có quy mô lớn thường tổ chức dưới dạng Công ty Cổ phần.
Mô tả công việc của Trợ lý Chủ tịch
Đây là một câu hỏi mà đáp án của nó là rất rộng. Bởi những công việc của Trợ lý Chủ tịch phải làm liên quan mật thiết tới những việc mà vị Chủ tịch đó đảm nhận tại Công ty, quy mô công ty, văn hóa công ty, lĩnh vực kinh doanh của công ty... Với vị trí là Chủ tịch HĐQT, với tư cách là người đại diện cho các cổ đông của công ty, mọi việc làm của Chủ tịch thông thường sẽ hướng tới mục tiêu chung, chính là tối đa hóa giá trị cổ phiếu.
Để làm được việc đó thì Trợ lý Chủ tịch với vai trò tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch sẽ phải có những trách nhiệm sau:
- Theo sát lịch làm việc của Chủ tịch để lên các phương án, kế hoạch, sắp sếp lịch làm việc, lịch công tác của chủ tịch một cách khoa học, tận dụng triệt để thời gian để đem lại hiệu quả công việc.
- Am hiểu mô hình tổ chức, bộ máy và sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty để triển khai công việc.
- Có sự liên lạc tốt, thường xuyên với các thành viên khác trong HĐQT để phối hợp công việc.
- Xử lý truyền thông nội bộ khi có yêu cầu, chỉ đạo.
- Thực hiện các công việc khác khi có chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch
Yêu cầu chuyên môn với vị trí Trợ lý Chủ tịch
Về kiến thức, với vị trí Trợ lý Chủ tịch, sẽ phù hợp với những ứng viên tốt nghiệp ngành Luật, Tài chính, Thương mại. Và sẽ là lợi thế với những nhân viên có kiến thức phổ quát của 03 ngành nghề kể trên một cách sâu rộng, đặc biệt là Tài chính và Luật.
Về mặt kỹ năng, vị trí Trợ lý Chủ tịch cần những yêu cầu sau:
- Nhanh nhẹn, tháo vác trong công việc.
- Am hiểu kiến thức tài chính, pháp lý. Hiểu biết các mô hình định giá, các thủ tục pháp lý đầu tư dự án…
- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Tiếng Anh tốt là lợi thế.
- Có khả năng nắm bắt và hiểu tâm lý người khác.
- …
Mức lương của Trợ lý Chủ tịch như thế nào?
Có thể thấy, Trợ lý Chủ tịch Hội đồng Quản trị là vị trí vô cùng hấp dẫn, là mơ ước và mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người hiện nay. Đây cũng được xem là một vị trí cấp cao tại các doanh nghiệp, có quyền lực khá lớn.
Ngoài ra, các quyền lợi được hưởng khi làm việc ở vị trí này cũng được đánh giá là rất “khủng”. Mức lương bạn có thể nhận được khi làm việc ở vị trí Trợ lý Chủ tịch Hội đồng Quản trị vô cùng hậu hình. Khởi điểm dành cho những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm sẽ từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Còn những ai đã dày dặn kinh nghiệm trong nghề thì có thể sẽ nhận được mức lương lên đến con số 30 – 40 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ được xét tăng lên theo thời gian làm việc và năng lực của mỗi người. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khoản trợ cấp, phụ cấp ốm đau, xăng xe, điện thoại, ăn trưa, công tác, thưởng ngày lễ, Tết.
Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp được đánh giá là rất chuyên nghiệp, năng động, tạo cơ hội cho các bạn có thể học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ, được tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh xã hội giúp các bạn trưởng thành hơn. Hơn nữa, đối với những bạn mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm thì sẽ được tham gia vào các khóa đào tạo chuyên môn, nâng cao các kỹ năng, kiến thức và áp dụng vào công việc một cách tốt hơn.
Ngoài ra, khi trở thành Trợ lý Chủ tịch, các bạn cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi dành cho người lao động theo quy định của nhà nước như là tham gia bảo hiểm, hưởng các ngày nghỉ, lễ, Tết, nghỉ phép, tham gia du lịch hàng năm,... và còn rất nhiều các chế độ đãi ngộ khác theo chính sách riêng của từng doanh nghiệp.
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước