Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp?

(có 1 đánh giá)

Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp? Công ty có quyền yêu cầu người lao động trực ngày lễ 30/4 và 1/5 không? Câu hỏi của anh K (Gia Lai).

Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp?

Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản liên quan không quy định về mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác.

Tuy nhiên trên thực tế, việc thông báo cho khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp:

- Thể hiện sự chuyên nghiệp: Thông báo lịch nghỉ lễ thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp, giúp tạo dựng hình ảnh uy tín với khách hàng.

- Tăng cường giao tiếp: Thông báo nghỉ lễ là cơ hội để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng, thể hiện sự quan tâm và trân trọng đối với họ.

- Tránh hiểu lầm: Việc thông báo rõ ràng lịch nghỉ lễ giúp tránh những hiểu lầm không đáng có cho khách hàng, ví dụ như khách hàng đến giao dịch mà không biết doanh nghiệp đang nghỉ lễ.

- Lên kế hoạch phù hợp: Khách hàng nắm được lịch nghỉ lễ của doanh nghiệp sẽ có thể lên kế hoạch cho các hoạt động của họ một cách phù hợp, ví dụ như đặt lịch hẹn giao dịch, mua sắm,...

Đối với khách hàng:

- Tiện lợi cho việc lên kế hoạch: Khách hàng biết được lịch nghỉ lễ của doanh nghiệp sẽ có thể sắp xếp thời gian hợp lý cho các hoạt động cá nhân, công việc,...

- Tránh lãng phí thời gian: Việc biết trước doanh nghiệp nghỉ lễ giúp khách hàng tránh đến giao dịch vào thời điểm doanh nghiệp không làm việc, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức.

- Tăng cường sự hài lòng: Khách hàng cảm thấy được tôn trọng và quan tâm khi doanh nghiệp thông báo lịch nghỉ lễ cho họ, từ đó sẽ tăng cường sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Dưới đây là mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 dành cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp (chỉ mang tính chất tham khảo, doanh nghiệp cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế):

https://lh7-us.googleusercontent.com/x0cFBM638oAXCqV1PyorrGaTSQ0eeMroOzKCOeUzP3y3k5A_Bc7SP8sULZObOtVMVCsBw-6PH51_wzXb-1KJbZCo6eGNFzINVbelC_mwBvKnYpcPJ73FO7B4So2J9NMThdFiFFqAuTAUUIdzRymcXlw

Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4, 1/5 doanh nghiệp gửi khách hàng, đối tác

Tải về

Công ty có quyền yêu cầu người lao động trực ngày lễ 30/4 và 1/5 không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

...

Theo đó, ngày 30/4 và 1/5 là một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương, do đó việc người lao động đi trực (đi làm) vào hai ngày này được xác định là làm thêm giờ.

Cụ thể tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

...

Theo quy định này thì người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm việc ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 khi đáp ứng đồng thời các điều kiện nêu tại khoản 2 Điều này, trong đó có điều kiện là cần được sự đồng ý của người lao động.

Như vậy có thể hiểu, công ty không được quyền yêu cầu người lao động trực ngày lễ 30/4 và 1/5 nếu không có sự đồng ý của người lao động.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp được nêu Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ngày 30/4 và 1/5 mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 và người lao động không được từ chối, cụ thể là hai trường hợp sau:

(1) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

(2) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Không cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 công ty bị phạt bao nhiêu?

Tại khoản 2 Điều 18Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

...

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

...

Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 6Nghị định 12/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

...

Như vậy, trường hợp công ty không cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
5.913