Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi: Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Cần lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch? Và hồ sơ tuyển dụng công chức tuyển dụng lần đầu tại các cơ quan nhà nước được quy định ra sao? câu hỏi của chị Chi (Hà Nội).

Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào?

Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất hiện nay là Mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Công văn 5904/BNV-CCVC năm 2022, cụ thể như sau:

mẫu sơ yếu lí lịch hợp nhất

Tải Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất: Tải về

Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất cung cấp những thông tin nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?

Tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Công văn 5904/BNV-CCVC năm 2022. Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất cung cấp thông tin liên quan đến 38 mục sau:

(1) Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa), Giới tính: Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh

(2) Các tên gọi khác:Là tên gọi khác hoặc bí danh khác dùng trong hoạt động cách mạng, báo chí, văn học nghệ thuật,… (nếu có)

(3) Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng năm sinh như trong giấy khai sinh.

(4) Nơi sinh: Nơi cán bộ, công chức, viên chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi , nay là ..

(5) Quê quán:Ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ/ông nội của CBCC. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ/người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).

(6) Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, i, Mường, Mông, Mèo, Kh’me,..

(7) Tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Cao Đài,… Nếu không theo tôn giáo nào, thì ghi là “Không”.

(8) Số CCCD, Ngày cấp, ĐT liên hệ: Ghi chính xác số CCCD, ngày cấp và nơi cấp.

(9) Sổ BHXH, Số thẻ BHYT: Ghi rõ các chữ số thể hiện trên sổ BHXH, BHYT.

(10) Nơi ở hiện nay:Ghi theo địa chỉ nơi đang ở hiện tại (Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)

(11) Thành phần gia đình xuất thân:Nêu rõ mối quan hệ, kê khai tóm tắt những đặc điểm các thông tin chính.

(12) Nghề nghiệp trước khi được tuyển dụng:Đảm bảo kê khai trung thực và đầy đủ các thông tin liên quan đến bản thân và thân nhân của CBCC.

(13) Ngày được tuyển dụng lần đầu, Cơ quan, tổ chức, đơn vị tuyển dụng;

(14) Ngày vào cơ quan hiện đang công tác;

(15) Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng;

+ Nếu kết nạp Đảng lần thứ 2 mà tuổi Đảng được tính liên tục thì ngày vào Đảng tính từ lần thứ nhất;

+ Nếu tuổi Đảng không tính liên tục thì ghi ngày vào Đảng lần thứ 2.

(16) Ngày tham gia tổ chức chính trị-xã hội đầu tiên (ngày vào Đoàn TNCSHCM, Công đoàn, Hội);

(17) Ngày nhập ngũ, Ngày xuất ngũ, Quân hàm cao nhất:

+ Ghi ngày, tháng, năm đi bộ đội, công an và ngày xuất ngũ. Ghi rõ quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội hoặc công an (nếu có).

+ Nếu có thời gian tái ngũ, thì ghi thêm ngày tái ngũ bên cạnh ngày nhập ngũ.

(18) Đối tượng chính sách;

(19) Trình độ giáo dục phổ thông (đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào);

20) Trình độ chuyên môn cao nhất: (TSKH, TS, Ths, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chuyên ngành)

(21) Học hàm;

(22) Danh hiệu nhà nước phong tặng;

(23) Chức vụ hiện tại;

(24) Được quy hoạch chức danh;

(25) Chức vụ kiêm nhiệm;

(26) Chức vụ Đảng hiện tại;

(27) Chức vụ Đảng kiêm nhiệm;

(28) Công việc chính được giao;

(29) Sở trường công tác;

(30) Tiền lương: Quá trình lương của bản thân, các loại phụ cấp khác;

(30.1) Ngạch/chức danh nghề nghiệp;

(30.2) Phụ cấp chức vụ;

(30.3) Vị trí việc làm;

(31) Tình trạng sức khoẻ: Tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại (Tốt, trung bình, kém); có bệnh gì mãn tính, ghi rõ chiều cao cơ thể, ghi rõ cân nặng cơ thể và nhóm máu gì.

(32) Quá trình đào tạo, bồi dưỡng;

(33) Tóm tắt quá trình công tác;

(34) Đặc điểm lịch sử bản thân;

(35) Khen thưởng, kỷ luật;

(36) Quan hệ gia đình;

(37) Hoàn cảnh kinh tế gia đình;

(38) Nhận xét, đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng: Phần này do cơ quan cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCC đánh giá.

Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?

Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch? (Hình từ Internet)

Hồ sơ công chức tuyển dụng lần đầu tại các cơ quan nhà nước được quy định ra sao?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định hồ sơ công chức tuyển dụng lần đầu tại các cơ quan nhà nước bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

Xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ công chức

1. Đối với công chức tuyển dụng lần đầu

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, cơ quan quản lý hồ sơ công chức có trách nhiệm hướng dẫn công chức kê khai, tổ chức thẩm tra, xác minh tính trung thực của các thông tin do công chức tự kê khai, đối chiếu với hồ sơ tuyển dụng và Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp và báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức để xác nhận, đóng dấu và đưa vào hồ sơ quản lý. Đồng thời hướng dẫn công chức hoàn chỉnh các thành phần hồ sơ gốc gồm:

a) Quyển “Lý lịch cán bộ, công chức” là tài liệu chính và bắt buộc có trong thành phần hồ sơ công chức phản ánh toàn diện về bản thân, các mối quan hệ gia đình, xã hội của công chức. Quyển “Lý lịch cán bộ, công chức” do công chức tự kê khai và được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức thẩm tra, xác minh, chứng nhận;

b) Bản “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt về bản thân công chức, các mối quan hệ gia đình và xã hội của công chức. Sơ yếu lý lịch do công chức tự kê khai hoặc do người có trách nhiệm ghi từ “Quyển lý lịch cán bộ, công chức” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và các tài liệu bổ sung khác của công chức được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xác minh, chứng nhận. Bản “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức (sau đây viết tắt là Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV);

c) Bản “Tiểu sử tóm tắt” là tài liệu được trích từ Quyển “Lý lịch cán bộ, công chức” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức tóm tắt, xác nhận và đóng dấu để phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức khi có yêu cầu;

d) Bản sao giấy khai sinh gốc có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận sức khỏe do đơn vị y tế từ cấp huyện trở lên cấp và các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào tạo của công chức như: bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ phải do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Trường hợp, văn bằng chứng chỉ được cấp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt theo quy định của pháp luật và có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Các quyết định tuyển dụng hoặc xét tuyển, tiếp nhận công chức.

Như vậy, hồ sơ công chức tuyển dụng lần đầu tại các cơ quan nhà nước bao gồm những giấy tờ, tài liệu kể trên.

 

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
3.834