Mẫu phụ lục hợp đồng lao động 2024 và một số lưu ý?

(có 1 đánh giá)

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào? Một số lưu ý về Phụ lục hợp đồng lao động? Có thể sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao đồng bằng phụ lục không? Nếu không mà thực hiện thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động 2024?

Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

Hiện nay pháp luật không quy định về mẫu phụ lục hợp đồng lao động.

Dưới đây là mẫu tham khảo phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2024:

https://lh7-us.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXfrLCozYJRZO6syxw2kGOK-U6ag0ZDrAyF2UMMbA7MiRw-QpGXUNJnf2dZFiyRteN5I1Ag-NjeAtAO7wbHfXSxzP946dDESZj8Noh_RAVjuWJrKs4q0P21gSKwE9lHP-liJaEPYemyen_z0cI2jsYnNahHK?key=zXyUwayoO-ANTU2GkIb_Tw

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động 2024

Tải về

Một số lưu ý về Phụ lục hợp đồng lao động? Sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao đồng bằng phụ lục được không?

Phụ lục hợp đồng lao động được quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

(i) Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

(ii) Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động 2024 và một số lưu ý?

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động 2024 và một số lưu ý? (Hình từ Internet)

Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động bị phạt hành chính bao nhiêu?

Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động bị phạt hành chính theo quy định khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

....

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

...

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Như vậy, hành vi sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuỳ vào số lượng người lao động bị vi phạm.

Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với cá nhân. Mức xử phạt tổ chức gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân tức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuỳ vào số lượng người lao động bị vi phạm (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.394