Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 là mẫu nào?
Cho hỏi mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 là mẫu nào? Trường hợp người lao động xin nghỉ phép mà công ty không cho nghỉ nhưng vẫn nghỉ thì có bị sa thải hay không? Câu hỏi của chị Nh (Hồ Chí Minh).
Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 là mẫu nào?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu đơn xin nghỉ phép.
Tuy nhiên, trên thực tế việc người lao động khi nghỉ phép thì cần phải làm đơn xin nghỉ phép để gửi công ty. Về cơ bản, đơn xin nghỉ phép cần có một số nội dung chủ yếu sau:
(1) Thông tin người làm đơn:
Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động.
Chức vụ: Ghi rõ chức vụ hiện tại của người lao động trong công ty.
Bộ phận: Ghi rõ bộ phận/phòng ban mà người lao động đang làm việc.
(2) Thông tin người nhận đơn:
Tên công ty: Ghi tên đầy đủ của công ty nơi người lao động đang làm việc.
Chức vụ người nhận: Ghi rõ chức vụ của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin nghỉ phép (thường là cấp trên trực tiếp hoặc lãnh đạo công ty).
(3) Nội dung đơn:
Tiêu đề: Ghi rõ "ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP".
Lý do xin nghỉ phép: Nêu rõ lý do xin nghỉ phép một cách cụ thể và trung thực. Ví dụ: nghỉ phép để đi du lịch, nghỉ phép để chăm sóc gia đình, nghỉ phép vì lý do sức khỏe,...
Thời gian xin nghỉ phép: Ghi rõ ngày bắt đầu nghỉ và ngày kết thúc nghỉ phép.
Số ngày nghỉ phép: Tính toán và ghi rõ số ngày nghỉ phép tương ứng với thời gian đã nêu.
Kế hoạch bàn giao công việc: Nêu rõ kế hoạch bàn giao công việc cho người thay thế hoặc người quản lý trực tiếp trong thời gian nghỉ phép.
Cam kết: Cam kết hoàn thành đầy đủ công việc được giao trước khi nghỉ phép và trở lại làm việc đúng thời hạn.
(4) Ký tên:
Người lao động ký tên và ghi rõ họ tên đầy đủ.
Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 (chỉ mang giá trị tham khảo): Tải về
Người lao động xin nghỉ phép mà công ty không cho nghỉ nhưng vẫn nghỉ thì có bị sa thải?
Tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo quy định này, nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trong đó, có lý do chính đáng bao gồm các trường hợp như thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động xin nghỉ phép mà công ty không cho nghỉ nhưng vẫn nghỉ thì vẫn có thể bị sa thải nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tại công ty đó đúng không?
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
...
Chiếu theo quy định này thì có hai yếu tố quyết định số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, bao gồm:
- Điều kiện làm việc của người lao động;
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.
Tags:
xin nghỉ phép người lao động sa thải người sử dụng lao động xử lý kỷ luật sa thải nghỉ hằng năm-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước