Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 là mẫu nào? Trình tự giải quyết yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định ra sao? Khi nào thì người lao động bị chấm dứt hưởng loại trợ cấp này? câu hỏi của anh N (Gia Lai).
- Điều kiện để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
- Trình tự giải quyết yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định ra sao?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nào?
Điều kiện để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định thế nào?
Tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...
Theo quy định này thì người lao động được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
(1) Đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;
(2) Nơi chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
(3) Có đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 là Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024: Tải về
Trình tự giải quyết yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định ra sao?
Tại Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định trình tự giải quyết yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 01: Người lao động làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 02: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 03: Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Bước 04: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 05: Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động trong thời gian chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo khoản 7a và 7b Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP).
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Tìm được việc làm;
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Hưởng lương hưu hằng tháng;
- Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
- Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
- Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
- Chết;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Tags:
hưởng trợ cấp thất nghiệp bảo hiểm xã hội trợ cấp thất nghiệp mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp-
Mẫu quyết định thôi việc hưởng trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?
Cập nhật 9 tháng trước -
Trợ cấp thất nghiệp là gì? Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 10 tháng trước -
Tải Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2024 ở đâu?
Cập nhật 11 tháng trước -
Mẫu thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng mới nhất 2024 của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Cập nhật 12 tháng trước -
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trên ứng dụng VssID mới nhất 2023?
Cập nhật 1 năm trước -
Cách nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online mới nhất 2023?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước