Luật sư có được nhận hứa thưởng từ khách hàng hay không?
Hứa thưởng là gì? Luật sư có được nhận hứa thưởng từ khách hàng hay không? Hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm những nội dung gì?
Hứa thưởng là gì?
Căn cứ theo Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 thì hứa thưởng có thể hiểu là cam kết của một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thưởng nếu một bên khác đã thực hiện được những điều kiện do bên hứa thưởng đã đưa ra (lưu ý rằng những điều kiện này sẽ không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội).
Có thể nhận diện hứa thưởng bằng một số đặc điểm như:
- Hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương của một bên chủ thể. Chủ thể này chính là bên đưa ra điều kiện trả thưởng, điều kiện này phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Ví dụ như việc tìm kiếm một tài sản, hoàn thành một công việc nào đó,…
- Vì bản chất hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương nên khi tham gia vào quan hệ hứa thưởng thì các bên không bị bó buộc bởi một sự cam kết thỏa thuận song phương.
- Tính công khai trong quan hệ hứa thưởng.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của bên nhận thưởng, tránh xảy ra các tranh chấp phát sinh liên quan thì việc hứa thưởng có thể được lập thành văn bản dưới dạng hợp đồng hứa thưởng. Hợp đồng hứa thưởng sẽ ghi lại sự thỏa thuận của các bên về việc bên hứa thưởng sẽ trả thưởng cho bên thực hiện, hoàn thành được công việc theo yêu cầu mà mình đã đưa ra bằng tài sản hoặc lợi ích nhất định nào đó.
Luật sư có được nhận hứa thưởng từ khách hàng hay không?
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là trong quan hệ dịch vụ pháp lý thì khách hàng có được hứa thưởng cho luật sư khi luật sư hoàn thành tốt những yêu cầu, mong muốn mà khách hàng đưa ra? Hay ngược lại luật sư có được nhận hứa thưởng từ khách hàng hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về các hành bị bị nghiêm cấm đối với luật sư, trong đó có hành vi sau đây:
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
Theo đó, luật sư chỉ được nhận khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Không được phép hứa hẹn, lợi dụng kết quả vụ việc để nhận, đòi hỏi hay thỏa thuận thêm bất kỳ khoản tiền, lợi ích nào khác. Bởi lẽ nghề Luật sư là một nghề nghiệp cao quý, hoạt động Luật sư không chỉ hướng đến kết quả, lợi ích vật chất cho khách hàng hay luật sư mà hơn hết còn hướng đến việc góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Luật sư 2006 thì khi sử dụng dịch vụ pháp lý, khách hàng và luật sư sẽ ký kết hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên 1 hợp đồng dịch vụ pháp lý cần đảm bảo có đủ các nội dung chính tại Điều 26 Luật Luật sư 2006. Có thể tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý sau đây:
Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất, đầy đủ nhất: Tải về
Như vậy, ngoài những nội dung chính trên đây thì luật sư không được ký hợp đồng với khách hàng mà trong đó có điều khoản hứa thưởng vì đây được xem là hành vi vi phạm điều cấm của Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước