Làm thế nào để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị cáo không có tài sản?

(có 1 đánh giá)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là việc mà nhiều người quan tâm. Nhưng trong nhiều vụ án các bị cáo không bồi thường thiệt hại thì người bị hại làm thế nào để đòi?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên nếu gây ra thiệt hại phải tự bồi thường. Tự bồi thường ở đây được hiểu là phải dùng tiền, toàn bộ tài sản của mình để bồi thường cho người bị thiệt hại.

Một câu hỏi đặt ra, nếu bị hại không có tiền hoặc tài sản khác để bồi thường thì sao?

Câu trả lời nghe có vẻ hơi vô lý nhưng lại có lý… đó là “không có tiền thì thôi”. Hiện nay pháp luật hình sự có một số quy định về việc giảm án và xóa án tích có thể tác động tới vấn đề này.

Tại Khoản 1 Điều 63 BLHS 2015 quy định một người đang chấp hành án nếu muốn được xem xét giảm án thì phải bồi thường một phần trách nhiệm dân sự cho bị hại.

Khoản 2 Điều 71 BLHS 2015 quy định, người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới.

Như vậy nếu người chấp hành án tiến hành bồi thường, khắc phục hậu quả thì có thể được xem xét giảm án để ra tù sớm, thời gian xóa án tích đúng theo quy định. Còn nếu thực sự bị cáo không có tiền, tài sản để bồi thường thì sẽ không được xem xét giảm án, thời gian xóa án tích bị ảnh hưởng. Tất cả chỉ có vậy chứ không thể có chế tài nào ép người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại cả.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.276 
Việc làm mới nhất