Khi nhà tuyển dụng không đề cập tới mức lương, ứng viên phải làm gì?

(có 5 đánh giá)

Khi bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với mức lương ở vòng phỏng vấn thứ 2 hoặc là thứ 3. Vì khi đó, nhà tuyển dụng đã đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên và đã thật sự muốn tuyển ứng viên cho vì trí đang cần. Lúc này các vấn đề về phúc lợi, lương, thưởng… sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên để làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không đề cập tới chuyện “lương bổng” thì ứng viên phải làm như thế nào?

 Chuyện “lương bổng” trong suy nghĩ của nhiều ứng viên là chuyện nhạy cảm. Đặc biệt trong những buổi phỏng vấn, ứng viên thường ít khi đề cập trước về chuyện lương vì có suy nghĩ, sợ rằng nhà tuyển dụng đánh giá mình là người “đòi hỏi”. Nhưng thực chất không phải vậy. Khi đi làm, cái chúng ta đang bán là “sức lao động”, và khi đi bán thì giá cả chính là việc người bán phải quan tâm hàng đầu. Vấn đề là ở chỗ cái cách ứng viên đề cập tới lương bổng ra sao, đề cập khi nào. Đề cập chuyện lương bổng trong buổi phỏng vấn một cách hợp lý giúp đảm bảo chính quyền lợi của ứng viên nếu hai bên có tiến tới mối quan hệ lao động.

1. Cần phải đúng thời điểm

Buổi phóng vấn chính là nơi mà hai bên nhà tuyển dụng và ứng viên có điều kiện  để tìm hiểu nhau, để có thêm thông tin của nhau từ đó đánh giá mức độ phù hợp như thế nào, nhà tuyển dụng thông qua đó sẽ xem xét độ phù hợp của ứng viên và cân nhắc xem có nên cơ hội chứng minh họ chính là lựa chọn tốt nhất cho vị trí đang tuyển dụng hay không.

Chính vì vậy, nếu ứng viên đề cập tới chuyện lương bổng quá sớm, khi mà nhà tuyển dụng chưa có quyết định hoặc có ý định của mình thì việc đề cập mức lương có nguy cơ biến cuộc trò chuyện theo hướng ứng viên chỉ đang muốn tìm kiếm một công việc vì tiền chứ không phải vì bản thân thấy đúng hướng phát triển về lâu dài. Và thực tế thường sẽ không đánh giá cao những ứng viên như vậy cho lắm.

Do đó, các chuyên viên tuyển dụng có chia sẻ , lời khuyên dành cho ứng viên là hãy chờ cho đến khi có được lời mời làm việc chính thức hoặc ít nhất nhận được dấu hiệu về việc mình sẽ được lựa chọn rồi hẵng bắt đầu đàm phán về lương thưởng.

Thông thường, thời điểm thích hợp để bạn cân nhắc đưa ra bàn thảo vấn đề này là khi bạn nghe phỏng vấn viên nhắc đến những câu hỏi như "Khi nào thì bạn sẵn sàng để bắt đầu công việc?"

Hình từ Internet

2. Cần phải đúng cách

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết. Nhiều ứng viên xem việc lương bổng là “tế nhị”, cho nên khi nói đến mức lương thường có sự ngập ngừng.

Lời khuyên cho bạn là hãy đề cập tới chuyện lương bổng một cách thẳng thắn, nêu rõ những mong muốn của bản thân. Tìm hiểu rõ được khả năng chi trả của công ty, và hai bên có thể đàm phán nên nhu cầu và nguyện vọng về lương bổng hai bên chưa phù hợp.

3. Cần phải định giá được sức lao động của bản thân

Khi một người đi bán sức lao động, điều tiên quyết là người đó cần phải hiểu sức lao động của mình có giá như thế nào.

Việc định giá đúng, giúp cho bạn dễ dàng trong việc thỏa thuận mức lương. Việc định giá đúng sức lao động của bản thân, giúp bạn đánh giá được mức lương mà nhà tuyển dụng đề xuất là thấp hay cao, từ đó bạn có thể ra quyết định chính xác là có đi làm hay không. Việc định giá đúng sức lao động của bản thân giúp bạn khi đề xuất mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng mà không bị “hố”, từ đó hai bên mới dễ dàng trao đổi và đi đến quyết định cuối cùng về phúc lợi thỏa thuận.

 

(có 5 đánh giá)
Theo Trương Nguyễn Thạch
7.060