Khấu trừ thuế TNCN đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ và HĐDV tại 1 công ty thế nào?

(có 1 đánh giá)

Tôi có môt câu hỏi như sau: Khấu trừ thuế TNCN đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ và HĐDV tại 1 công ty thế nào? Biết HĐLĐ này có thời hạn là 06 tháng. Câu hỏi của chị N.T.P ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khấu trừ thuế TNCN đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ và HĐDV tại 1 công ty thế nào?

Việc khấu trừ thuế TNCN đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ và HĐDV tại 1 công ty được quy định tại tiết b.1 điểm b, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

a) Thu nhập của cá nhân không cư trú

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

...

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

...”

Đồng thời theo hướng dẫn tại Công văn 65283/CT-TTHT năm 2020 như sau:

"“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

...b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

...i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

…”

Căn cứ các quy định trên, nếu Công ty TNHH Cốc Cốc (sau đây gọi tắt là Công ty) ký kết đồng thời 2 hợp đồng với người lao động là cá nhân cư trú: hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên và hợp đồng khoán dịch vụ, việc thực hiện hợp đồng không trái với quy định của pháp luật thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả cho người lao động theo hướng dẫn tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, bao gồm cả thu nhập từ hai hợp đồng nêu trên và các thu nhập khác từ tiền lương, tiền công phát sinh trong kỳ tính thuế."

Do đó, đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ (06 tháng) và HĐDV tại 1 công ty thì công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả cho người lao động, bao gồm cả thu nhập từ hai hợp đồng nêu trên và các thu nhập khác từ tiền lương, tiền công phát sinh trong kỳ tính thuế.

Khấu trừ thuế TNCN đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ và HĐDV tại 1 công ty thế nào?

Khấu trừ thuế TNCN đối với người lao động có 2 thu nhập từ HĐLĐ và HĐDV tại 1 công ty thế nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi nào?

Việc lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN được thực hiện tại thời điểm quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Thời điểm lập chứng từ

Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.”

Theo quy định trên, tại thời điểm khấu trừ thuế TNCN thì tổ chức khấu trừ phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế.

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải có những nội dung nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải có những nội dung sau:

(1) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế.

(2) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp.

(3) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế).

(4) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam).

(5) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận.

(6) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế.

(7) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Lưu ý: Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

(có 1 đánh giá)
Theo Trần Thị Tuyết Vân
2.256