Học viện tư pháp thành lập năm nào? Trụ sở của Học viện nằm ở đâu?
Tôi có một số thắc mắc sau: Học viện tư pháp được thành lập năm nào? Học viện đào tạo gì và cơ cấu tổ chức của Học viện tư pháp được pháp luật quy định ra sao? Câu hỏi của anh N (Huế).
Học viện tư pháp thành lập năm nào? Trụ sở của Học viện Tư pháp nằm ở đâu?
Theo Điều 2 Quyết định 23/2004/QĐ-TTg Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.
Học viện Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính: Học viện Tư pháp
Địa chỉ: Phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)62873428
Cơ sở Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 821, Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 02822539101
Học viện tư pháp thành lập năm nào? Trụ sở của Học viện nằm ở đâu? (Hình từ Internet)
Cũng theo Quyết định 23/2004/QĐ-TTg, Học viện tư pháp được thành lập vào năm 2004. Học viện được thành lập trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 2 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định Học viện đào tạo các ngành, nghề sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
.....
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo bao gồm:
a) Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, trợ giúp viên pháp lý, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, thừa phát lại, thư ký thừa phát lại, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật), đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ( khi được giao nhiệm vụ);
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp;
c) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Theo đó thì Học viện tư pháp đào tạo các ngành, nghề sau:
- Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá.
- Đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp như:
+ Thẩm tra viên thi hành án dân sự.
+ Thư ký thi hành án dân sự.
+ Trợ giúp viên pháp lý.
+ Đăng ký viên giao dịch bảo đảm.
+ Thừa phát lại.
+ Thư ký thừa phát lại.
+ Công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp.
+ Trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật.
- Đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
Ngoài ra, Học viện còn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Cơ cấu tổ chức của Học viện tư pháp được quy định ra sao?
Cơ cấu tổ chức của Học viện tư pháp được quy định tại Điều 4 Quyết định 23/2004/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
(1) Giám đốc và các Phó giám đốc:
- Giám đốc và các Phó giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm;
- Giám đốc Học viện Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp.
(2) Các khoa, phòng chức năng bao gồm:
- Các khoa gồm có: Khoa đào tạo Thẩm phán, Khoa đào tạo Kiểm sát viên, Khoa đào tạo Luật sư, Khoa đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác;
- Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc Học viện Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng chức năng thuộc Học viện.
Học viện tư pháp có những nhiệm vụ nào theo quy định?
Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 3 Quyết định 23/2004/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;
2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;
3. Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp;
4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Học viện Tư pháp có thể được cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới.
Như vậy, Học viện tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp;
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
-
Danh sách các Cơ sở đào tạo nghề luật sư hiện nay?
Cập nhật 6 tháng trước -
Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề công chứng?
Cập nhật 8 tháng trước -
Học 3 chung tại Học viện tư pháp là gì? Nội dung chương trình?
Cập nhật 10 tháng trước -
Học viện Tư pháp đào tạo những ngành nghề nào?
Cập nhật 11 tháng trước -
Học viện Tư pháp là gì? Học viện Tư pháp có chức năng tư vấn pháp luật không?
Cập nhật 11 tháng trước -
Hồ sơ đề nghị tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại cần những giấy tờ gì? Thời gian đào tạo là bao lâu?
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước