Hình phạt nào cho những kẻ phạm tội bắt cóc trẻ em?
Những ngày qua trên các trang mạng xã hội tràn ngập thông tin về sự việc bé trai 02 tuổi ở Bắc Ninh bị bắt cóc mặc dù cơ quan chức năng đã tích cực truy tìm dấu vết và nghi phạm bắt cóc đã bị bắt giữ nhưng dư luận vẫn còn bàn tán xoay quanh vấn đề này và cảm thấy hành vi bắt cóc có tính chất nguy hiểm cần cảnh giác cao độ. Vậy pháp luật Việt Nam quy định những khung hình phạt nào cho những kẻ phạm tội bắt cóc trẻ em.
Căn cứ pháp lý xác định tội bắt cóc trẻ em
Các hành vi có thể cấu thành tội bắt cóc được Bộ Luật hình sự 2015 quy định rõ tại các điều 151 đến điều 153 và điều 169 Bộ luật này.
Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Điều 151 Bộ Luật hình sự quy định những người có hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù từ 07 – 12 năm.
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. |
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì hình phạt sẽ từ 12 – 20 năm. Hình phạt tiếp tục tăng từ 18 – 20 năm nếu có hành vi phạm tội được quy định tại khoản 3 điều này.
Và cuối cùng người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 200.000.000 đồng.
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
Điều 152 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:
Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Phạm tội thuộc các tình tiết định khung hình phạt theo khoản 2, khoản 3 thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội chiếm giữ người dưới 16 tuổi
Tại Điều 153 Bộ luật hình sự quy định về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi cụ thể như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đối với 06 người trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản
Điều 169 Bộ Luật hình sự 2015 quy định có 04 khung hình phạt cụ thể cho tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ xem tình hình phạm tội thuộc trường hợp nào do luật quy định: Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu bắt cóc làm con tin chiếm đoạt tài sản, phạm tội thuộc khoản 2 điều này đối diện với khung hình phạt tù từ 05 – 12 năm, và theo đó tăng dần các khung căn cứ theo các khoản trong điều 169 quy định lần lượt là hình phạt tù từ 10 – 18 năm, 15 – 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Áp dụng xử lý hành vi bắt cóc trẻ em trong vụ bé trai 02 tuổi ở Bắc Ninh
Để có căn cứ xử lý các đối tượng, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ động cơ, mục đích bắt cóc cháu bé để xử lý tương ứng về hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật. Vụ việc đối tượng tự ý mang bé trai 02 tuổi đi khỏi sự quản lý của bố mẹ mà không được sự cho phép cơ bản bước đầu xác định có dấu hiệu “bắt cóc trẻ em” và nếu bị khởi tố kẻ bắt cóc sẽ đứng trước khung hình phạt là từ 03 – 07 năm tù theo quy định tại khoản 1 điều 153 Bộ Luật hình sự 2015. Tuy nhiên trong quá trình điều tra nếu cơ quan chức năng xác định được hành vi mục đích của đối tượng là bắt cóc để làm gì thì khung hình phạt căn cứ theo pháp luật sẽ tăng lên. Ví dụ mục đích bắt cóc là để mua bán người thì có thể bị phạt từ 07 – 12 năm tù quy định tại điều 151 Bộ Luật hình sự 2015.
Nhìn chung hình phạt cao nhất mà các đối tượng bắt cóc trẻ em chịu theo quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 là 20 năm tù giam.
Sức nặng của khung hình phạt
Hành vi bắt cóc trẻ em luôn gây ra nhiều điều bất bình cho xã hội, những đứa trẻ non nớt chưa nhận thức hết đã bị dụ dỗ rơi vào tay người xấu hòng chiếm đoạt tài sản hay là nạn buôn bán người gây hoang mang cho gia đình và xã hội.
Pháp luật đã đưa ra các hình phạt nhất định cho tội ác mà những kẻ bắt cóc trẻ em gây ra tuy nhiên chế tài vẫn chưa đủ mạnh để loại bỏ được loại tội phạm này bằng chứng là nạn bắt cóc có xu hướng gia tăng và thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn. Hình phạt mà chúng nhận nếu bị pháp luật trừng trị là nhỏ hơn lợi ích mà những kẻ này thu được khi phạm tội. Hệ lụy để lại sau những vụ án bắt cóc là vô cùng lớn có thể có hành vi xâm phạm trẻ em hay là gây ám ảnh tâm lý cho những bị hại ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành sau này.
Nhà nước cần có những biện pháp răn đe hơn, khung hình phạt pháp lý cao hơn để nghiêm trị những kẻ có hành vi trái với đạo đức trái với pháp luật này.
Nạn bắt cóc trẻ em ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trầm trọng hơn nhà nước có những chế tài xử phạt nhưng bên cạnh đó gia đình người thân cũng cần phải chú ý đến con em của mình, bắt đầu giáo dục trẻ có nhận thức phản ứng với người lạ, cách ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Những người xung quanh cũng cần chung tay để ngăn chặn các hành vi có khả năng là bắt cóc trẻ em để giảm thiểu tội ác này.
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước