Giọng nói phần nào phản ánh tính cách con người bạn
Ngày đầu phỏng vấn xin việc nhà tuyển dụng đã nhìn tôi và nhận xét: Giọng nói nhẹ nhàng, bình tĩnh, dễ nghe có sức thuyết phục và thế là tôi được nhận. Không chắc là công ty trên nhận tôi vào là do giọng nói hay do bài test kỹ năng hoàn thành đạt yêu cầu nhưng tóm lại bài viết này sẽ khai thác vấn đề giọng nói phần nào phản ánh tính cách con người bạn.
Giọng nói tiết lộ tính cách con người của bạn
Ngôn ngữ và giọng nói có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cùng một nội dung sự việc nhưng âm sắc giọng nói khác nhau đã đủ biểu đạt ý nghĩa khác nhau và người nghe có thể xác minh được tâm trạng của người nói chuyện đang vui hay buồn, bình thản hay cáu giận.
Bạn đã bao giờ thử ghi âm lại giọng nói của mình và phát lại bản ghi âm đó xem thử giọng của mình thật chất ra sao chưa. Bản thân bạn sẽ không đánh giá được giọng nói của mình mà chỉ người xung quanh mới nhìn thấy điều đó. Con người là nhiều cá thể khác nhau và giọng nói cũng vậy như: giọng trầm, giọng cao, giọng khàn, giọng thanh, nói nhanh, nói chậm,…
Theo các chuyên gia, chỉ cần nghe giọng nói của 1 người thôi cũng có thể đoán được đặc điểm tính cách, địa vị và thậm chí là tuổi nữa.
Cụ thể là độ lớn và cường độ âm thanh trong lời nói của những người có địa vị cao thường tăng cao hơn bình thường, đồng thời âm sắc của giọng nói cũng trở nên đơn điệu hơn.
Bên cạnh đó, người có giọng nói ấm áp, bình tĩnh là người kìm nén cảm xúc rất tốt, thích tự lập... Trong khi người nói với giọng nhanh bật mí họ là người lạc quan. Giọng khàn đục cho thấy bạn là người có tính cách mạnh mẽ, cứng rắn, không thích dựa dẫm vào người khác, thích nói to âm lượng lớn thường chỉ cho những người thích khoe mẽ, thể hiện bản thân mình. Gịong nói nhỏ, lí nhí không rõ ràng chứng tỏ là người thiếu tự tin,…
Hình từ Internet
Âm lượng nói chuyện thể hiện bản chất của bạn
Nhà văn Lương Thực Thu từng nói: “Một người nói chuyện lớn giọng, là bản năng; nói chuyện nhỏ giọng, là văn minh”.Hầu hết chúng ta đều cảm thấy khó chịu khi xung quanh phát ra những âm thanh lớn hơn mức bình thường và khó kiểm soát nhất là khi bạn đang cần tập trung vào làm một thứ gì đó mà những loại tạp âm cứ quẩn quanh bên cạnh làm bản thân bực bội vô cùng.
Trên mạng xã hội đã từng làm khảo sát: “Âm thanh mà bạn không thể chịu đựng nhất là gì?” Và số người tham gia khảo sát rất đông với hàng loạt câu trả lời: Tiếng còi xe, Tiếng nhiễu sóng âm thanh, Âm thanh to từ micro, và phần lớn là tiếng nói chuyện ồn ào từ các cá nhân xung quanh khác trong môi trường công cộng như xe bus, quán café,… Có một câu chuyện vui rằng trên một chuyến xe bus trong khi mọi người đều im ắng vì đó là khoảng thời gian thì bỗng một phụ nữ nghe điện thoại cá nhân với một âm lượng lớn gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Người đàn ông bên cạnh không thể chịu đựng nổi liền ra hiệu cho cô tạm ngừng điện thoại để ông ta trao đổi một vấn đề. Ông ghé tai cô nói: “Trưa nay con trai tôi sẽ nấu món tôi thích ăn.” Người phụ nữ bực tức vì bị cắt ngang cuộc nói chuyện liền bật lại: “con trai ông nấu món ngon thì liên quan gì đến tôi mà ông nói.” Người đàn ông như chờ đợi câu trả lời đấy rồi quát: “Vậy trong đây ai có nhu cầu nghe cuộc nói chuyện của cô mà cô nói lớn.”Bởi vậy mới nói âm lượng giọng nói thể hiện được phần nào tính cách con người mình, kiểm soát âm lượng là thể hiện sự tôn trọng người khác cũng như là tu dưỡng chính mình.
Tôi vẫn luôn cho rằng ngữ điệu giọng nói và âm lượng phát ra có thể kiểm soát được cuộc trò chuyện. Điều này tôi học từ mẹ mình, trong gia đình bố tôi là người rất khó kiềm chế sự giận dữ và lại hay mất bình tĩnh nhưng từ nhỏ đến lớn trong các cuộc cãi vã của bố mẹ tôi thường không nghe tiếng mẹ nói và dĩ nhiên thanh âm của bố cũng dần giảm đi và cuộc tranh luận rất nhanh kết thúc. Đã có rất nhiều lần tôi thắc mắc là tại sao các cuộc cãi vã của bố mẹ lại diễn ra rất ngắn và hầu hết là giống như xuất phát từ phía bố. Trong một lần nghe lén, núp sau cánh cửa nhỏ tôi chỉ nghe thanh âm của mẹ phát lại nhỏ nhẹ sau giọng nói bực tức của bố là: “Lúc này ai cũng cần thời gian để bình tĩnh, anh và em đều mệt vấn đề này mai chúng ta sẽ làm rõ giờ nên đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến con.” Và đó mọi thứ lại kết thúc êm đẹp như mọi lần.
Chuyện giọng nói không liên quan lắm đến chuyện đối nhân xử thế nhưng việc kiểm soát giọng nói chính là kiểm soát cảm xúc của mình, người nói hiểu được những gì mình muốn nói ra sẽ làm cho mọi người xung quanh cảm giác dễ chịu thoải mái. Người có trình độ giáo dục càng cao, càng chú trọng cư xử văn minh, càng để ý đến giọng mình khi nói chuyện mà đối xử với mọi người nhã nhặn, ôn hòa đây là điểm mấu chốt của những người hiểu chuyện.
Giọng nói biểu hiện thái độ của mỗi người. Là công cụ để giao tiếp giữa mọi người với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Việc quan tâm tu dưỡng thanh âm thái độ giọng nói chính là tu dưỡng chính bản thân và giúp mình phát triển hơn trong tương lai sau này.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước