Giáo viên chủ nhiệm ngoài chuyên môn thì cần phải giỏi kỹ năng tâm lý
Tôi trả lời trước phụ huynh toàn trường rằng: Tôi muốn chọn những giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng tốt tới các con, đặc biệt là trong xu thế giáo dục hiện nay.
Trong đội ngũ giáo viên thì bao giờ tôi cũng quan tâm và đầu tư vào giáo viên chủ nhiệm, và phải là người như thế nào thì tôi mới phân công làm công tác chủ nhiệm.
“Tại trường Trung học phổ thông Yên Hòa thì ngay từ đầu năm học có rất nhiều phụ huynh thắc mắc hỏi rằng tại sao chủ nhiệm lớp của con tôi lại là cô dạy sinh học, dạy giáo dục công dân, dạy thể chất?
Tôi cũng đã trả lời trước phụ huynh toàn trường rằng: Tôi rất muốn chọn những giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng tốt tới các con, đặc biệt trong xu thế giáo dục hiện nay.
Chính vì vậy người giáo viên chủ nhiệm ngoài việc truyền đạt tri thức thì họ cần phải có nhiều kỹ năng rất tốt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh và đó là điều cực kỳ quan trọng”, cô Nhiếp cho biết.
Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội: Tôi quan tâm và đầu tư vào giáo viên chủ nhiệm, và phải là người như thế nào thì tôi mới phân công làm công tác chủ nhiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội, chia sẻ:
“Làm giáo viên chủ nhiệm ngoài việc có chuyên môn tốt thì cần phải hiểu được tâm lý lứa tuổi để mà ứng xử, giao tiếp với học sinh trong các hoạt động giáo dục, trong từng công việc cụ thể và từng hoàn cảnh của các con.
Phải hiểu tâm lý của phụ huynh để giúp họ hiểu được các con bây giờ cần gì, xu hướng giáo dục mới như thế nào…và không phải tất cả phụ huynh đều hiểu được như vậy.
Mỗi giáo viên và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải là một nhà giáo dục, không đơn thuần là dạy tri thức như thời xưa nữa.
Bản thân tôi thấy rất nhiều thầy cô chưa thật sự xuất sắc nhưng lại rất hiểu tâm lý, biết tổ chức các hoạt động, biết kết nối các con và được các con yêu quý.
Chính từ việc thích như vậy thì các con lại học rất tốt, biết đoàn kết và không vướng vào các vấn đề tiêu cực của xã hội, đó là điều bản thân tôi và các vị phụ huynh rất mong đợi.
Về vấn đề phân công giáo viên chủ nhiệm cho các thầy cô trẻ, thì ngay chính bản thân tôi khi vừa ra trường cũng được phân công làm giáo viên chủ nhiệm.
Trong cái sáng tạo có cả sự bồng bột nông nổi, nhưng đổi lại là tâm lý lứa tuổi rất gần với học sinh, độ bùng nổ kết nối, hiểu ngay được học sinh đang nói gì, cách diễn tả ra sao, từ đó dễ chia sẻ với các em hơn.
Nhưng việc đó ở giáo viên có tuổi thì lại rất khó, và đôi khi là không chấp nhận được rằng tại sao học sinh nói như thế, không phải là các em hư, mà xu hướng hiện nay các em giao tiếp và nói với nhau bằng ngữ điệu như vậy.
Nhưng nếu như giáo viên có tuổi chỉ cần lắng lại một chút nghe để hiểu hơn, và khi đã hiểu được thì việc nắn chỉnh các em sẽ hiệu quả hơn bởi những giáo viên này có độ sâu từ kinh nghiệm cuộc sống, việc này hơn hẳn giáo viên trẻ.
Cũng vì lẽ đó nên tôi không ngại phân công giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm, chỉ cần qua giao tiếp, kiểm tra nếu thấy có năng lực làm được chủ nhiệm thì tôi sẽ giao.
Cách giao việc là bản thân cá nhân tôi, ban giám hiệu, khối chủ nhiệm luôn động viên, đồng hành và hướng dẫn giáo viên trẻ đó, và tôi thấy những giáo viên trẻ chịu khó quan sát, học hỏi thì đều tiến bộ rất nhanh. Đối với tôi vẫn là hiểu quả công việc.
Trong công việc và mỗi hoạt động như vậy thì cách làm ra sao, việc đó luôn mở cho tất cả mọi người thấy rằng mục tiêu của tôi như thế này nhưng cách làm của các giáo viên lại rất khác nhau.
Các giáo viên phải được sáng tạo, được phát huy thế mạnh của bản thân và không dập khuôn, tôi chỉ đưa ra một hướng như thế và mục tiêu cần đạt của tôi là thế này, tôi có thể gợi ý một vài cách.
Trong quá trình theo sát tôi vẫn thường nói em có thể gặp cô này để hỏi, gặp thầy kia để tham khảo, có những việc tôi trực tiếp góp ý rằng như vậy thì không nên và hầu hết các giáo viên trẻ đều nhận ra ngay.
Tôi thấy bồi dưỡng thực tế trong công việc thì rất hiệu quả, trong khi làm sẽ có va vấp và đó là bài học thực tế với giáo viên trẻ vừa ra trường”.
Trong mọi hoạt động của học sinh đều có sự tham gia của cô Hiệu trưởng. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Phụ huynh thắc mắc
Vào đầu năm học mới thì bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo trong trường đều ra chào đón các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh vào trường.
“Phụ huynh cũng có thắc mắc rằng giáo viên chủ nhiệm trẻ quá, tại sao không phải là những môn như Toán, Văn, Anh? Nhưng tôi cũng khẳng định rằng giáo viên chủ nhiệm quan trọng như thế nào để các bậc phụ huynh hiểu.
Giáo viên chủ nhiệm là những người không chỉ có dạy kiến thức, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm khác, là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh.
Trong nhiều tình huống còn như người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những hiệu quả.
Một nhiệm vụ không thể thiếu của người giáo viên chủ nhiệm là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho các em thích học. Muốn thế, giáo viên chủ nhiệm phải mất rất nhiều công sức và thời gian trong việc giáo dục nhận thức của các em.
Trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, các buổi dã ngoại… giáo viên chủ nhiệm phải phân tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được
Chính vì thế mà tôi muốn những người có tác động đến học sinh như vậy sẽ làm công tác chủ nhiệm.
Sau khi nghe tôi phân tích cộng với những thành tích mà các thầy cô đạt được trong công tác giảng dạy thì tất cả phụ huynh đều ủng hộ”, cô Nhiếp, nói.
Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc truyền đạt tri thức thì họ cần phải có nhiều kỹ năng rất tốt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh và đó là điều cực kỳ quan trọng. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Giáo viên chủ nhiệm trẻ có gì
“Giáo viên trẻ rất sáng tạo, thích cái mới, tâm huyết cống hiến, giỏi công nghệ thông tin, biết ngoại ngữ, có rất nhiều ý tưởng đổi mới phù hợp với xu thế hiện nay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
Nhưng họ chưa đủ kinh nghiệm, cách xử lý còn bồng bột, đối với các giáo viên trẻ và nhất là những thế hệ về sau này thì họ thường tự đánh giá bản thân rất cao, sự kiềm chế bản thân chưa tốt.Tôi nhận thấy sức mạnh của lớp trẻ là vô cùng lớn, dám làm dám chịu trách nhiệm, nhưng người lãnh đạo thực sự phải nhìn được điều đó, phải thực sự bao dung, không nên cho rằng các giáo viên trẻ khi có thất bại là một con người hỏng.
Nhìn lại từ chính bản thân thì tôi đã trưởng thành từ những thất bại đó, tôi từ một giáo viên chủ nhiệm đã được bổ nhiệm lãnh đạo khi còn trẻ kinh qua công tác phó hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng. Nếu không có những lần thất bại đó thì không có con người tôi như ngày hôm nay.
Chính vì vậy mỗi khi giáo viên trẻ thất bại thì tôi phải chỉ ra cho em đó thấy rằng nếu là tôi thì tôi sẽ xử lý thế này, em chỉ cần như thế này một chút thôi thì mọi việc sẽ khác và tốt hơn.
Cái sửa của các em đó sẽ hiệu quả khi mà người hướng dẫn trân thành chỉ bảo, mình trao đổi và các em cầu thị thì các giáo viên trẻ tiến bộ rất nhanh”, cô Nhiếp nêu quan điểm.
-
Người tham chiếu là gì? Cách viết người tham chiếu trong CV?
Cập nhật 30 ngày trước -
Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Cập nhật 3 năm trước -
Bỏ phụ cấp thâm niên, lương giáo viên không giảm mà còn có thể tăng
Cập nhật 3 năm trước -
Thời gian nghỉ hè của giáo viên theo quy định mới từ 01/09/2020 là bao lâu?
Cập nhật 4 năm trước -
Những lúc con nghỉ học dài ngày mới thấy thương thầy cô nhiều hơn
Cập nhật 4 năm trước -
Chương trình mới, học sinh không phải học trước, học thêm?
Cập nhật 4 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước