Giải đáp thêm về chế độ định mức, giảm định mức tiết dạy của giáo viên
Theo quy định mỗi giáo viên để đảm bảo hiệu quả công việc chuyên môn, kiêm nhiệm thì không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ (kiêm nhiệm từ 2 nhiệm vụ trở xuống).
Sau bài viết “Quy định về định mức, giảm định mức tiết dạy của giáo viên” ngày 25/08/2019 trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có rất nhiều bạn đọc thắc mắc, hỏi về việc quy định trên cũng như việc tính tiền tăng giờ.
Tòa soạn xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, Tòa soạn xin được chia sẻ thêm nhằm làm rõ hơn nữa những thắc mắc của các bạn đọc gần xa.
Căn cứ để tính định mức, giảm định mức và quy định về tăng giờ được thực hiện theo văn bản số 03/VBHN-BGDĐT hợp nhất thông tư 28/2009/BGDĐT và thông tư 15/2017/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non và Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 quy định giảm định mức giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn.
Chế độ định mức, giảm định mức tiết dạy của giáo viên như thế nào? (Ảnh minh họa: TTXVN). |
Theo đó, để tính xem mình có được giảm định mức, có được tính thêm giờ, thêm buổi hay không các thầy cô nên lưu ý các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, theo quy định mỗi giáo viên để đảm bảo hiệu quả công việc chuyên môn, kiêm nhiệm thì không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ (kiêm nhiệm từ 2 nhiệm vụ trở xuống) nhưng nếu tính tăng giờ thì chỉ tính kiêm nhiệm có tiết tính cao nhất.
Ví dụ: Giáo viên A dạy ở trường trung học cơ sở được phân công giảng dạy 12 tiết, kiêm nhiệm giáo viên chủ nhiệm (giảm 4 tiết), tổ trưởng chuyên môn (giảm 3 tiết).
Như vậy, tổng số tiết thực hiện được tính là 19 tiết bằng tiết quy định trong định mức của giáo viên.
Cũng giáo viên trên khi thiếu giáo viên thì nhà trường phân công giảng dạy 16 tiết + 4 tiết chủ nhiệm + 3 tiết tổ trưởng = 23 tiết nhưng khi tính dư giờ thì chỉ tính hưởng ở phần kiêm nhiệm có tiết giảm định mức cao hơn, tức là dạy 16 tiết + 4 tiết giáo viên chủ nhiệm = 20 tiết, nên chỉ được tính tăng giờ 1 tiết/tuần.
Thứ hai, việc tính tăng giờ chỉ thanh toán ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba, việc tính tiền tăng giờ được tính theo định mức làm việc cả năm học. Cụ thể, định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 629 tiết/năm, trung học cơ sở là 19 tiết/tuần x 37 tuần = 703 tiết/năm, tiểu học 23 tiết/tuần x 35 tuần = 805 tiết.
Tòa soạn xin được chia sẻ thêm về các trường hợp mà các bạn đọc trong phần bình luận đã đặt câu hỏi.
Bạn Ngô Nhiên hỏi: “Tôi là giáo viên dạy nhạc kiêm tổng phụ trách đội trường loại I (dạy 2 tiết theo định mức) và làm tổ trưởng (lại được giảm 3 tiết) thì có được miễn hoàn toàn các tiết dạy không ạ? Xin cảm ơn!”.
Cần giải quyết thỏa đáng chế độ cho giáo viên kiêm nhiệm văn phòng |
Vấn đề này Tòa soạn xin được tư vấn như sau: việc bạn phụ trách đội trường học và tổ trưởng chuyên môn là đã đủ định mức quy định.
Tuy nhiên, theo quy định để được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên thì bạn phải là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, do đó nhà trường phân công bạn từ 1 – 2 tiết thực dạy là hợp lý.
Bạn Mai567 và bạn Nguyễn Thủy có cùng câu hỏi: “Tôi dạy môn Mĩ Thuật, Âm nhạc ở trường tiểu học. Trường tôi có phòng chức năng gọi chung là phòng nghệ thuật. Vậy tôi có được giảm định mức tiết dạy 3 tiết/tuần/môn như văn bản VBHN 03/2017 này quy định không ạ? Xin cảm ơn!”.
Tòa soạn xin được tư vấn như sau: theo quy định trên, việc phụ trách phòng bộ môn (Âm nhạc hoặc Mỹ thuật) thì được giảm từ 2-3 tiết/tuần tùy theo khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định trong phân công chuyên môn đầu năm học.
Bạn Thanh Bình hỏi: “Tôi dạy đủ 17 tiết/tuần với giáo viên trường dân tộc nội trú trung học cơ sở. Trường phân công dạy phụ đạo cho học sinh thêm 3 buổi chiều/tuần. Mỗi buổi là 3 tiết. Vậy tôi có được tính tiền dạy thêm giờ không và tính thế nào ạ?”.
Tòa soạn xin được tư vấn như sau: do bạn làm việc ở trường dân tộc nội trú trung học cơ sở và dạy 17 tiết/tuần nên bạn đã thực hiện đủ định mức tiết dạy.
Về vấn đề bạn dạy 9 tiết/tuần có thể có 2 trường hợp xảy ra. Thứ nhất, nếu trường bạn là trường dạy 2 buổi/ngày thì bạn sẽ được tính tiền tăng giờ. Số tiền một tiết do dư giờ bạn tham khảo ở bài viết “Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên phổ thông”.
Thứ hai, nếu trường bạn không phải trường dạy 2 buổi/ngày thì việc dạy phụ đạo là sự thỏa thuận của nhà trường và phụ huynh học sinh, bạn liên hệ Ban giám hiệu cho rõ bạn nhé.
Bạn Phương hỏi: “Tôi dạy tiểu học 23 tiết/tuần trong đó 3 tiết chủ nhiệm và 20 tiết thực dạy. Tôi làm tổ trưởng chuyên môn vậy tôi có được giảm tiết không?”.
Tòa soạn xin được tư vấn như sau: do quy định là mỗi giáo viên chỉ kiêm nhiệm không quá 2 nhiệm vụ nhưng khi tính tiết dư để thanh toán tiền tăng giờ thì chỉ tính nhiệm vụ có tiết giảm cao hơn. Nên trong trường hợp này bạn không được tính tiền tăng giờ, tuy nhiên bạn có thể xin ban giám hiệu cho giảm bớt 1 nhiệm vụ kiêm nhiệm hoặc bớt 3 tiết thực dạy.
Định mức giờ dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công việc chuyên môn |
Bạn Cuong Le hỏi: “Nếu là giáo viên chủ nhiệm kiêm làm chủ tịch công đoàn trường tiểu học thì quy đổi giờ dạy ra tiết là bao nhiêu tiết ạ? Sẽ được tính cộng dồn hay chỉ áp dụng mức cao nhất ạ?”.
Vấn đề này bạn xem trong phần trả lời của bạn Phương ở trên nhé.
Bạn Trịnh Nhài hỏi: “Phó hiệu trưởng trường mầm non kiêm chủ tịch công đoàn thì như thế nào về giảm giờ ạ”.
Tòa soạn xin tư vấn bạn như sau: vì phó hiệu trưởng theo quy định làm việc giờ hành chính, nên phó hiệu trưởng có kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ gì cũng không được tính tiền thừa giờ.
Và trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được giảm định mức tiết dạy khi kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác.
Bạn Lê Văn Hà và bạn Phan Ngọc Ánh hỏi: “Giáo viên Trung học cơ sở phụ trách thêm công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở có giảm tiết dạy không?”, “Giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ được quy định như thế nào?”.
Tòa soạn xin được tư vấn như sau: theo các văn bản pháp luật về giáo dục hiện nay chưa thấy có bất kỳ văn bản nào về giảm định mức tiết dạy của giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cấp các cấp. Tùy tình hình, hiệu trưởng có thể phân công giáo viên thiếu tiết kiêm nhiệm công tác trên.
-
Hướng dẫn công tác pháp chế trong trường học năm học 2023-2024
Cập nhật 1 năm trước -
03 Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12
Cập nhật 3 năm trước -
03 Chính sách mới về xã hội – giáo dục có hiệu lực từ tháng 3-2021
Cập nhật 3 năm trước -
Những lúc con nghỉ học dài ngày mới thấy thương thầy cô nhiều hơn
Cập nhật 4 năm trước -
Chương trình mới, học sinh không phải học trước, học thêm?
Cập nhật 4 năm trước -
Đã chốt hiệu trưởng trường phổ thông được chọn sách giáo khoa
Cập nhật 4 năm trước
-
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách ghi trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình trong Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm?
Cập nhật 7 ngày trước -
Các ngành của Học viện an ninh nhân dân? Điều kiện dự tuyển chung của Học viện an ninh nhân dân?
Cập nhật 6 ngày trước -
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 3 ngày trước -
Các ngành công an tuyển nữ? Con gái nên làm cảnh sát gì?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 5 ngày trước