Du học luật ở nước ngoài và cơ hội việc làm khi về Việt Nam
Du học ngành luật thời gian gần đây được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Bên cạnh những lợi ích và cơ hội ngành nghề này mang lại thì cũng có không ít người chưa hiểu hết và đặt câu hỏi liệu du học xong trở về nước sẽ làm những công việc gì. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
>> Tâm sự của sinh viên Luật khi ra trường
1. Học luật ở nước ngoài có cơ hội phát triển nghề nghiệp ở Việt Nam không?
Câu trả lời là có. Bởi vì bằng cấp hiện nay đều được công nhận toàn cầu và người học luật ở nước ngoài có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với nền tri thức quốc tế và phục vụ công việc của mình khi về nước.
2. Hệ thống pháp luật mỗi nước là khác nhau vậy sao có thể hành nghề luật tốt ở Việt Nam?
Đúng là khi du học luật ở nước ngoài thì những gì bạn được học ở xứ người không thể áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Thế nên khi trở về nước và xác định hành nghề tại Việt Nam thì việc có nền tảng kiến thức luật Việt Nam là điều quan trọng không thể thiếu. Do đó, người học cần phải học tập, nghiên cứu thêm về hệ thống pháp luật Việt Nam.
3. Học luật ở nước ngoài về Việt Nam làm nghề gì?
Trong thời kì hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu phát triển ra thị trường quốc tế thì sẽ cần một người am hiểu luật lệ nước ngoài để giúp đỡ họ về các thủ tục pháp lý. Bấy giờ một ứng viên vừa biết luật nước ngoài vừa có thể giao tiếp tiếng Việt sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho vị trí này. Công việc vừa nêu đòi hỏi chuyên môn cao và ít người đạt yêu cầu nên chắc chắn thu nhập không hề nhỏ và đây sẽ là cơ hội lớn cho các du học sinh ngành luật về nước.
Một chuyên viên pháp chế ngành luật là du học sinh nước ngoài sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao ở các lĩnh vực như: xuất nhập khẩu, pháp lý thương mại, hay làm việc xử lý sự vụ lao động có yếu tố nước ngoài,…
Như vậy, dù được đào tạo cử nhân luật ở nước ngoài thì cơ hội tiếp tục học tập và làm việc sau khi trở lại Việt Nam đều được mở rộng với tất cả mọi người.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước