Điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

(có 2 đánh giá)

Có phải Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024 đã có điểm chuẩn xét học bạ rồi đúng không? Chi tiết điểm chuẩn của các ngành như thế nào? – Hà Trúc (Quảng Bình)

Mới đây, Trường Đại học Luật Hà Nội đã công bố điểm chuẩn xét học bạ năm 2024 cho các ngành đào tạo của mình, trong đó ngành Luật Kinh tế có điểm chuẩn cao nhất là 30 điểm với khối xét tuyển A00 và A01.

Điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

Điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024 (Hình từ Internet)

1. Điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

Ngày 17/5/2024, Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành Quyết định 1003/QĐ-ĐHLHN về việc phê duyệt điểm trúng tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc THPT (hay gọi là xét học bạ)

Cụ thể, điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024 như sau:

TT

Ngành

Tổ hợp

Điểm trúng tuyển

1

Luật (đào tạo tại Cơ sở chính Hà Nội)

A00

28.76

A01

28.1

C00

28.6

D01

27.64

D02

26.76

D03

27.64

D04

27.05

D05

26.76

D06

26.86

2

Luật Kinh tế (đào tạo tại Cơ sở chính Hà Nội)

A00

30

A01

30

C00

29.8

D01

29.54

D02

28.88

D03

29.54

D04

28.27

D05

29.17

D06

28.36

3

Luật Thương mại quốc tế (đào tạo tại Cơ sở chính Hà Nội)

A01

29.08

D01

28.78

4

Ngôn ngữ Anh (đào tạo tại Cơ sở chính Hà Nội)

A01

27.7

D01

27.43

5

Luật (đào tạo tại Phân hiệu Đắk Lắk)

A00

23.14

A01

22.51

C00

22.68

D01

22.82

D02

22.82

D03

22.82

D04

22.82

D05

22.82

D06

22.82

 

Lưu ý: Điểm chuẩn trên bao gồm điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có)

Được biết, điểm trúng tuyển (hay điểm chuẩn) của một nhóm ngành, một ngành, một chương trình đào tạo là ngưỡng điểm mà những thí sinh (đã đăng ký nguyện vọng vào ngành, chương trình đào tạo đó) có điểm xét bằng hoặc cao hơn sẽ đủ điều kiện trúng tuyển.

Theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH ngày 26/4/2024 về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, xét học bạ là một trong 20 phương thức xét tuyển sinh đại học 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

(1) Ưu tiên theo khu vực (theo Phụ lục I của Quy chế)

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;

- Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;

- Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:

+ Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;

+ Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;

- Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

(2) Ưu tiên theo đối tượng chính sách (theo Phụ lục II của Quy chế)

(i) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;

(ii) Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;

(iii) Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định tại (i), (ii) chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

(3) Các mức điểm ưu tiên được quy định trong Điều này tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số); trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

(4) Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại (1) và (2).
(có 2 đánh giá)
Trần Thanh Rin
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.455 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Hà Nội hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Hà Nội
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Hà Nội hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Hà Nội
Việc làm mới nhất