Điểm chuẩn ngành luật Đại học Luật - Đại học Huế năm 2023?
Cho tôi hỏi: Năm 2023, điểm chuẩn ngành luật của Đại học Luật - Đại học Huế là bao nhiêu? Đại học Luật - Đại học Huế đào tạo những ngành nào? Mong nhận được phản hồi sớm. Câu hỏi của anh H (Vinh).
Tổng hợp danh mục đào tạo của các hệ đào tạo Đại học Luật - Đại học Huế?
Trường Đại học Luật, Đại học Huế hiện nay đào tạo trình độ đại học và sau đại học, cụ thể:
Đào tạo trình độ đại học
Ngành Luật, các chuyên ngành:
+ Luật Hành chính;
+ Luật Dân sự;
+ Luật Hình sự;
+ Luật Kinh tế;
+ Luật Quốc tế.
Ngành Luật Kinh tế (không phân chuyên ngành)
Đào tạo trình độ sau đại học
Thạc sĩ Luật Kinh tế;
Thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật;
Tiến sĩ Luật Kinh tế.
Điểm chuẩn ngành luật Đại học Luật - Đại học Huế năm 2023? (Hình từ Internet)
Điểm chuẩn ngành luật Đại học Luật - Đại học Huế năm 2023?
Trường Đại học Luật, Đại học Huế là cơ sở đào tạo Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ; thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng về lĩnh vững pháp luật; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, tư vấn chính sách pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển của cả nước và khu vực.
Cụ thể, năm 2023 điểm chuẩn Đại học Luật - Đại học Huế năm 2023 không tăng nhiều so với năm 2022.
Dựa vào mức điểm chuẩn đầu vào trong những năm trở lại đây. Có thể thấy mức điểm chuẩn của Trường Đại học Luật Huế đã có những thay đổi rõ ràng qua từng năm. Năm học 2023 - 2024, điểm chuẩn của trường đã tăng lên 0,5 - 1 điểm so với năm học 2022 - 2023.
Dưới đây là điểm trúng tuyển các ngành Trường Đại học Luật Huế cụ thể:
Thí sinh là người dân tộc thiểu số có được ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường đại học không?
Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT
Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
...
4. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
5. Cơ sở đào tạo quy định hình thức ưu tiên xét tuyển khác (được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp) đối với các trường hợp sau đây:
a) Thí sinh quy định tại khoản 1, 2 Điều này dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng);
b) Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển;
c) Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải thể dục thể thao cấp quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia dự tuyển vào các ngành thể dục thể thao phù hợp; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;
Theo quy định này thì thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ là một trong những đối tượng được ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường đại học.
Trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người được hiểu là những dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hiện nay cả nước có 16 DTTS rất ít người (Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha, La Hủ), sinh sống rải rác tại 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Điểm chung của đồng bào các DTTS rất ít người là hầu hết cư trú ở những vùng đặc biệt khó khăn, "lõi nghèo" của cả nước.
Cũng theo quy định này thì hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo sẽ căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức).
-
Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội 4 năm gần đây?
Cập nhật 6 tháng trước -
Cập nhật điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM năm 2023
Cập nhật 6 tháng trước -
Điểm chuẩn xét tuyển sớm vào Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024?
Cập nhật 6 tháng trước -
Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bộ nào và có chức năng gì? Những đơn vị nào trực thuộc Trường?
Cập nhật 7 tháng trước -
Tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội ra đi làm lương cao không?
Cập nhật 7 tháng trước -
Mức học phí Trường Đại học Luật TP.HCM năm học 2024-2025?
Cập nhật 8 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước