Đặc điểm sinh viên Luật
(có 1 đánh giá)
Mọi người thường hay nói vui rằng: “Học luật chắc nói nhiều lắm đúng không” thì việc nói nhiều được người khác nhận định là đặc điểm của người học luật. Nhưng sự thật những người theo học ngành Luật chưa hẳn đã nói nhiều và có những đặc điểm dưới đây để nhận biết sinh viên luật.
Mục lục bài viết
>> Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
>> Lời khuyên dành cho thí sinh “thích Luật nhưng rụt rè”
>> Tâm sự của sinh viên Luật khi ra trường
Chỉn chu
- Chỉn chu là một từ mang hàm ý bao quát để nhắc đến sinh viên Luật. Với đặc tính của ngành nghề thì chỉn chu và cẩn thận chính là yếu tố không thể thiếu và điều này đã ảnh hưởng đến phong cách của sinh viên Luật. Nếu như để ý thì những người học Luật thường rất quan trọng hình thức bên ngoài ăn mặc, phong cách đi đứng, tác phong hay toàn diện trong cách làm việc. Đây là một bước để xây dựng thương hiệu bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và một nghiên cứu cho thấy rằng người chỉn chu sẽ thường gặt hái được nhiều thành công.
Đi đầu trong chấp hành và tôn trọng pháp luật
- Những người học luật mặc nhiên phải có tư tưởng đi đầu trong chấp hành và tôn trọng pháp luật. Sinh viên Luật thường sẽ có ý thức hơn về việc chấp hành bởi vốn dĩ họ là những người hiểu biết luật pháp nhiều hơn những bạn sinh viên khác.
- Sinh viên các trường đại học đào tạo luật cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa phổ cập kiến thức pháp luật để giúp cho mọi người cùng tuân theo.
Ý thức của sinh viên Luật (Nguồn ảnh: Trường ĐH Luật TP.HCM)
Hay nói nhưng chỉ nói đúng chứ không nói nhiều
- Đa phần mọi người nghĩ học luật thường sẽ nói rất nhiều nhưng sự thật không phải vậy. Đúng là những người học luật thường rất hoạt ngôn nhưng tối kị trong khi làm nghề là nói nhiều nhưng nói không trọng tâm, nói sai. Vì vậy những người theo học luật đều trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận và điều quan trọng nói khi gặp những chuyện cần nói là tiêu chí là: nói đúng nói đủ nói trúng.
Sinh viên luật thường đa nghi và hay đặt 10 vạn câu hỏi vì sao
- Vẫn là bệnh nghề nghiệp vì đặc tính của ngành nghề thường sẽ tiếp xúc rất nhiều sự kiện khác nhau và nhiệm vụ của người học luật là phân tích mổ xẻ vấn đề nên mọi người thường sẽ đặt 1001 câu hỏi vì sao kiểu: Tại sao luật lại quy định như thế này mà không phải là như thế kia, dân luật luôn tự mình kiếm tìm những điều mới mẻ hơn.
- Tóm lại mỗi sinh viên học các ngành nghề khác nhau đều có nét các tính riêng và sinh viên Luật cũng thế người học luật đang ngày càng khẳng định mình học tốt chơi giỏi và gặt hái được nhiều thành công trong việc học tập lẫn trong hoạt động làm nghề sau này.
(có 1 đánh giá)
-
Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị
Cập nhật 11 tháng trước -
06 kinh nghiệm tìm việc ngành luật cho sinh viên luật mới tốt nghiệp
Cập nhật 12 tháng trước -
04 điều cần biết về kỹ năng làm việc độc lập của sinh viên Luật
Cập nhật 1 năm trước -
Sinh viên luật có thể thực tập ở đâu? Sinh viên luật đi thực tập có được trả lương không?
Cập nhật 1 năm trước -
Cử nhân luật là ai? Khi nào trở thành cử nhân luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Học ngành luật có cần giỏi văn không?
Cập nhật 1 năm trước
Bài viết nổi bật
Bài viết mới
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước