Công ty TNHH một thành viên là gì? Có bao nhiêu thành viên?

Cho tôi hỏi: theo quy định hiện nay thì học phí chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật là bao nhiêu? Người học được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ khi đáp ứng điều kiện gì? câu hỏi của anh N (Hải Phòng).

Công ty TNHH một thành viên là gì? Có bao nhiêu thành viên?

Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Theo quy định này thì công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp trong đó chỉ có một thành viên đồng thời là chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Trong đó, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Cũng theo quy định này thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty TNHH một thành viên là gì? Có bao nhiêu thành viên?

Công ty TNHH một thành viên là gì? Có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)

Trường hợp công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ thì cơ cấu tổ chức của công ty được quy định thế nào?

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(2) Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định.

- Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 Luật Doanh nghiệp 2020.

(3) Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

(4) Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có các quyền gì theo quy định?

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có các quyền được nêu tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể gồm:

- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;

- Quyết định dự án đầu tư phát triển;

- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính của công ty;

- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;

- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Lưu ý: Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020; quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.207 
Việc làm mới nhất